Răng sứ Veneer là một giải pháp nha khoa thẩm mỹ đã và đang được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay. Đối với kỹ thuật này, khách hàng sẽ sử dụng những lớp vỏ mỏng dán lên trước mặt của răng. Nhằm che đi những vết ố vàng, không đều hoặc sứt mẻ và cải thiện tối đa thẩm mỹ của hàm răng. Dán Veneer phù hợp với mọi khách hàng mong muốn một biện pháp lâu dài cho hàm răng của mình. Ngoài ra, đây là phương pháp tối ưu dành cho khách hàng không phù hợp với làm trắng răng, niềng răng và phục hình. Hãy cùng Radon Việt Nam tìm hiểu thêm những thông tin qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về phương pháp dán Veneer nhé!
1. Răng sứ Veneer là gì?
1.1. Khái niệm
Dán răng sứ Veneer là phương pháp thẩm mỹ được rất nhiều người lựa chọn. Do kỹ thuật này giúp bệnh nhân có thể khắc phục các tình trạng như răng thưa, răng lệch lạc, răng vỡ hoặc gãy, răng xỉn màu. Dù cho răng có dán sứ thì chức năng nhai của bệnh nhân vẫn được đảm bảo. Sứ Veneer là một lớp dán mỏng với độ dày chỉ 0.3 – 0.5mm. Ngoài kích thước phù hợp với răng, miếng dán này còn mang lại màu sắc, trắng bóng tự nhiên cho răng.
Khi thực hiện dán Veneer, nha sĩ sẽ tiến hành mài răng nhằm cố định miếng dán trên răng. Đây cũng là giải pháp hạn chế tối đa việc xâm lấn, không gây đau đớn và giúp bảo vệ răng gốc tốt hơn các biện pháp khác. Do đó, dán Veneer là một kỹ thuật yêu cầu cao về độ chính xác và tỉ mỉ, đòi hỏi nha sĩ phải có chuyên môn và tay nghề cao.
1.2. Các loại mặt dán Veneer
Mặt dán Veneer nha khoa sẽ bao gồm hai loại chính:
- Veneer chất liệu sứ
Đây là một loại Veneer mỏng được đặt trên đỉnh và bề mặt răng. Mặt dán sứ sẽ có màu sắc, độ bóng giống như răng tự nhiên. Ngoài ra, tuổi thọ của chất liệu sứ thường kéo dài từ 7-15 năm.
- Veneer chất liệu composite
Đây là loại Veneer mỏng được làm từ composite nhựa. Loại mặt dán này có chi phí thấp và loại bỏ ít men răng hơn so với Veneer sứ. Và, mặt dán composite có thể dễ dàng thay thế hơn nếu bị hỏng hay vỡ mặt dán.
2. Có nên dán răng sứ Veneer không?
Theo các chuyên gia, dán răng sứ Veneer là một phương pháp thẩm mỹ nha khoa hiệu quả với nhiều lợi ích khác nhau. Đầu tiên, bạn sẽ không cần mài răng hoặc sẽ mài rất ít khi dán răng sứ. Veneer sứ mang màu sắc, trắng bóng và đẹp tự nhiên như một chiếc răng thật mà lại vô cùng lành tính, không gây kích ứng. Trên hết, miếng dán này có tuổi thọ lâu dài, quá trình thực hiện nhanh chóng và đảm bảo chức năng nhai.
Do những lợi ích vượt trội này mà dán răng sứ Veneer sẽ có giá thành cao hơn so với kỹ thuật khác. Bởi Veneer là phương pháp chất lượng cao và hạn chế tối đa ê buốt và đau đớn khi thực hiện. Bạn sẽ không hối hận khi lựa chọn kỹ thuật này vì nó có thể khắc phục được các nhược điểm của hàm răng.
3. Các trường hợp nên và không nên dán răng sứ Veneer
3.1. Các trường hợp nên sử dụng dán răng sứ Veneer
- Răng bị nhiễm màu do hút thuốc, sử dụng kháng sinh Tetracyclin và một số kháng sinh khác
- Răng bị phát triển không đồng đều, bất thường và lệch nhẹ
- Răng bị mòn cạnh
- Răng mọc thưa và xuất hiện các kẽ hở
- Răng bị mẻ, vỡ hoặc nứt
- Đối tượng đang điều trị tủy răng
- Vết trám nhựa lớn
- Răng xuất hiện nhiều florua
3.2. Các trường hợp không nên sử dụng dán răng sứ Veneer
Sau đây là các trường hợp không thể thực hiện dán sứ Veneer và cần sự tư vấn của nha sĩ:
- Đối tượng bị nha chu
- Răng bị lệch khớp cắn và mọc lệch nặng
- Sâu răng dạng nặng, có lỗ sâu lớn hoặc bị mòn men răng nhiều
4. Những ưu và nhược điểm của răng sứ Veneer
4.1. Ưu điểm
- Sứ Veneer có khả năng chống ố, màu răng tự nhiên và thẩm mỹ cao
- Độ bền và tuổi thọ của sứ Veneer cao
- Thích hợp với nướu, lành tính và an toàn cho người sử dụng
- Không cần tạo hình nhiều, hạn chế tác động tới răng thật
- Giảm thiểu đau đớn, ê buốt và ăn nhai đảm bảo
4.2. Nhược điểm
- Sứ Veneer sẽ có giá thành cao hơn so với mặt dán composite
- Khi bị vỡ hoặc nứt, mặt dán sứ Veneer không thể sửa được
- Răng của bạn sẽ trở nên nhạy cảm hơn sau khi dán vì men răng lúc này đã bị loại bỏ
- Màu sứ Veneer có thể không chính xác với màu của răng khác
5. Quy trình dán răng sứ Veneer tại các nha khoa
Quy trình dán sứ Veneer tại các nha khoa sẽ được thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và thăm khám tình trạng răng miệng hiện tại. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần chụp X-Quang nhằm xác định nguyên nhân răng hư tổn và số răng phục hình. Trong các trường hợp mắc các bệnh lý răng miệng, nha sĩ sẽ điều trị trước khi dán sứ
- Bước 2: Tiếp theo, nha sĩ sẽ mài một phần nhỏ men răng để tạo vị trí dán sứ Veneer thích hợp
- Bước 3: Nha sĩ tiến hành lấy dấu răng bằng dụng cụ chuyên nghiệp và lựa chọn màu phù hợp với răng của bệnh nhân
- Bước 4: Dấu răng sẽ được gửi tới phòng Labo để chế tạo mặt dán sứ phù hợp với bệnh nhân trên phần mềm hiện đại 3D CAD/CAM. Bạn sẽ được gắn răng tạm trong thời gian chờ đợi vài ngày trước khi dán sứ.
- Bước 5: Nha sĩ sẽ vệ sinh răng miệng và bắt đầu đặt miếng dán sứ lên răng. Sau đó, họ sẽ kiểm tra, điều chỉnh sao cho khớp với hình dạng răng. Khi đã hoàn thành, nha sĩ sẽ hướng dẫn bạn chế độ ăn uống thích hợp và cách vệ sinh răng miệng nhằm giúp răng có thể duy trì màu sắc lâu dài.
>> Xem thêm: Địa chỉ cung ứng vật tư nha khoa uy tín chính hãng
6. Nên làm răng sứ hay dán Veneer?
6.1. Các trường hợp thực hiện dán răng sứ Veneer và bọc răng sứ
- Bọc răng sứ: đây là phương pháp nha khoa khôi phục các tình trạng răng bị hư hỏng nặng. Ví dụ như răng gãy, sâu răng, răng không đều, khớp cắn có vấn đề hoặc mất răng gần như toàn bộ.
- Dán sứ Veneer: đây là phương pháp nha khoa dùng cho các trường hợp nhẹ hơn. Như răng bị nhiễm màu, bị mòn, vỡ hoặc nứt nhẹ, răng thưa,..nhằm cải thiện màu sắc và thẩm mỹ cho răng.
6.2. Kỹ thuật thực hiện dán sứ Veneer và bọc răng sứ
- Bọc răng sứ: Nha sĩ sẽ thực hiện mài men răng khoảng 1-2mm sau đó đặt mão sứ lên. Quá trình bọc này có thể ảnh hưởng tới tủy răng. Vậy nên, trong trường hợp răng bị hư hỏng nặng thì bạn nên áp dụng kỹ thuật bọc răng sứ.
- Dán sứ Veneer: Nha sĩ chỉ cần mài men răng một lớp mỏng dày 0.3-0.5mm. Đây là phương pháp hạn chế tối đa xâm lấn răng cũng như góp phần giúp bạn không cảm thấy ê buốt hay đau đớn khi thực hiện.
6.3. Tuổi thọ và độ bền của dán sứ Veneer và bọc răng sứ
- Bọc răng sứ: lên đến 20 năm tùy thuộc vào vài yếu tố khác nhau
- Dán sứ Veneer: kéo dài 7-15 năm
6.4. Kết luận
Từ những điều trên, bạn có thể lựa chọn làm răng sứ và dán Veneer tùy theo tình trạng răng miệng của bản thân. Bạn nên sử dụng phương pháp phù hợp để hàm răng của mình chắc khỏe và đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, sau khi bọc răng hay dán sứ thì bạn cũng cần chăm sóc răng miệng đúng cách và thường xuyên. Để kéo dài tuổi thọ của các phương pháp thẩm mỹ răng nha khoa, bạn nên từ bỏ các thói quen gây hại như sử dụng thực phẩm sẫm màu, hút thuốc,…
7. Lưu ý khi dán răng sứ Veneer
- Không hút thuốc lá, tránh sử dụng các thực phẩm màu sẫm để giữ màu răng và độ bền
- Hạn chế thực phẩm quá cứng, quá dai và đồ ngọt
- Thường xuyên đánh răng mỗi ngày và sử dụng bàn chải lông mềm
- Sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng nhằm loại bỏ thức ăn còn sót và mảng bám
- Thăm khám nha khoa định kỳ
8. Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết về dán răng sứ Veneer mà Radon Việt Nam đã chia sẻ. Qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn về ưu và nhược điểm của loại dán sứ này. Cũng như trường hợp nào phù hợp để thực hiện dán răng sứ, thông tin chi tiết và những quy trình mà bạn có thể tham khảo trước khi thực hiện dán sứ Veneer.
Tại Radon Việt Nam, chúng tôi cung cấp giải pháp nha khoa trọn gói cho mọi phòng khám nha khoa.
Mọi thông tin chi tiết liên hệ tại đây!
Hotline: 088 654 5858
Email: mktradon@gmail.com
Website: https://radonvietnam.vn/
Fanpage: Radon Việt Nam