Những nguyên nhân gây hôi miệng và cách khắc phục hiệu quả

Những nguyên nhân gây hôi miệng và cách khắc phục hiệu quả

Hôi miệng là một tình trạng khó chịu và có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống của nhiều người. Hôi miệng không chỉ làm người bệnh mất tự tin mà đây còn là dấu hiệu của một số bệnh lý răng miệng nghiêm trọng. Vậy thì nguyên nhân gây nên hôi miệng là gì? Bạn nên làm gì để khắc phục hiệu quả vấn đề hôi miệng? Hãy cùng Radon Việt Nam tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này.

1. Miệng hôi là bệnh gì?

Đây là một câu hỏi được rất nhiều người mắc chứng hôi miệng quan tâm. Miệng hôi là một hội chứng bệnh tạo nên mùi khó chịu khi hơi thở thoát ra ngoài. Hội chứng bệnh này khá phổ biến và người bị mắc hội chứng này chiếm đến 40% dân số. Bệnh không hề gây nguy hiểm nhưng lại mang đến vô vàn ảnh hướng tới cuộc sống của bệnh nhân. Người mắc chứng miệng hôi thường mất tự tin khi giao tiếp và tiếp xúc gần với những người xung quanh. 

Để giải quyết vấn đề này, bệnh nhân cần tìm hiểu xem nguyên nhân gây hôi miệng là gì. Sau đó, họ có thể tìm ra cách nhằm cải thiện tình trạng này.

Miệng hôi là một hội chứng bệnh tạo nên mùi khó chịu khi hơi thở thoát ra ngoài (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Miệng hôi là một hội chứng bệnh tạo nên mùi khó chịu khi hơi thở thoát ra ngoài (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

2. Các nguyên nhân gây hôi miệng

Nguyên nhân hôi miệng thường bắt nguồn từ những thói quen xấu cũng như thức ăn mà bệnh nhân đã dùng. Sau đây, Radon Việt Nam sẽ chỉ ra cho bạn những nguyên nhân gây hôi miệng ở người lớn và trẻ em.

2.1. Nguyên nhân gây hôi miệng ở người lớn

2.1.1. Vệ sinh răng miệng kém

Đây là nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến nhất ở người lớn. Khi bạn không đánh răng thường xuyên và sử dụng nước súc miệng đúng cách thì các mảnh thức ăn thừa sẽ bám lại trên răng, lợi hoặc lưỡi. Điều này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và sinh sản ra các chất có mùi hôi. Ngoài ra, việc vệ sinh kém còn khiến bạn mắc phải một số bệnh lý răng miệng như viêm nướu, sâu răng,..

Vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến nhất ở người lớn (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân hôi miệng phổ biến nhất ở người lớn (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

2.2.2. Rượu và thuốc lá là nguyên nhân gây hôi miệng

Một số chất kích thích như rượu, thuốc lá,.. thường chứa nhiều chất độc hại cho cơ thể. Trong đó, nó cũng có chất gây mùi hôi. Khi bạn sử dụng rượu hay thuốc lá thì các chất gây mùi sẽ lưu lại trong khoang miệng và phổi. Từ đó, chúng sẽ gây ra tình trạng hôi miệng. Hơn nữa, thuốc lá hay rượu còn làm giảm lượng nước bọt và làm khô niêm mạc miệng. Điều này làm tăng nguy cơ sâu răng và viêm nhiễm cho người sử dụng.

2.2.3. Các bệnh lý về răng miệng

Ngoài những nguyên nhân trên, các bệnh lý như viêm nha chu, viêm lợi, viêm họng,..cũng là lý do khiến bạn gặp phải vấn đề hôi miệng. Do các bệnh lý này làm tổn thương niêm mạc miệng và tạo ra các vết loét, mủ, các chất có mùi hôi khác. Đồng thời, bệnh lý răng miệng cũng làm giảm sức đề kháng và làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hơn.

Các bệnh lý như viêm nha chu, viêm lợi, viêm họng,..cũng là nguyên nhân gây nên vấn đề hôi miệng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Các bệnh lý như viêm nha chu, viêm lợi, viêm họng,..cũng là lý do khiến bạn gặp phải vấn đề hôi miệng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

2.2.4. Chế độ ăn uống không phù hợp

Các loại thức ăn có mùi và nhiều đường là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng ở người lớn. Việc ăn uống không đúng cách sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây hại phát triển và sinh sản nhanh chóng trong khoang miệng của bạn. Ngoài ra, không uống đủ nước và ăn đủ chất xơ cũng làm giảm lượng nước bọt và làm giảm khả năng tự làm sạch, khử mùi của miệng. Bên cạnh đó, thói quen uống cà phê mỗi ngày cũng là lý do khiến bạn bị hôi miệng. Bởi chất caffeine có trong cà phê sẽ khử nước trong miệng và khiến miệng bạn bị khô.

2.2. Nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ em

Bên cạnh những nguyên nhân trên, ở trẻ nhỏ còn có một số nguyên nhân hôi miệng khác, như:

2.2.1. Sâu răng là nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng

Sâu răng là bệnh lý phổ biến và thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Răng bị sâu đồng nghĩa với việc vi khuẩn đang phát triển và hoạt động mạnh mẽ. Vi khuẩn sẽ phá hủy cấu trúc men răng và tạo nên mùi hôi trong miệng trẻ nhỏ. 

Răng bị sâu đồng nghĩa với việc vi khuẩn đang phát triển và hoạt động mạnh mẽ (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Răng bị sâu đồng nghĩa với việc vi khuẩn đang phát triển và hoạt động mạnh mẽ (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

2.2.2. Khớp cắn sai lệch

Khi khớp cắn lệch và không khít vào nhau, trẻ em sẽ không thể vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và mảng bám còn sót lại gây ảnh hưởng tới răng và khiến miệng có mùi hôi. Vì vậy, trẻ em cần được đi khám nha khoa thường xuyên. Nhằm phát hiện và cải thiện tình trạng sai khớp cắn, ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng.

2.2.3. Viêm Amidan 

Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc phải bệnh lý viêm amidan. Trong khi đó, viêm amidan là tình trạng vi khuẩn xâm nhập và tích tụ vào hạch lympho ở hai bên cổ làm viêm nhiễm. Từ đó, mùi hôi sẽ xuất hiện và gây khó chịu cho các bé. 

Viêm amidan là tình trạng vi khuẩn xâm nhập và gây nên mùi hôi khó chịu (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Viêm amidan là tình trạng vi khuẩn xâm nhập và gây nên mùi hôi khó chịu (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

2.2.4. Tình trạng khô miệng

Nguyên nhân gây hôi miệng tiếp theo ở trẻ nhỏ chính là tình trạng khô miệng và thói quen ngủ ngáy. Trong trường hợp bị ngạt mũi, các bé thường thở bằng miệng và đã vô tình để vi khuẩn xâm nhập vào trong miệng. Không chỉ vậy, miệng khô sẽ làm các tuyến nước bọt hoạt động kém và tế bào chết có thể tích tụ trong miệng. Ngoài ra, thói quen ngủ ngáy cũng khiến trẻ bị khô miệng và gây ra mùi hôi. Vì đường thở của bé rất hẹp và các bé sẽ tự động thở bằng miệng nếu cơ thể không có đủ oxy. Từ đó, miệng sẽ bị khô khi các bé ngáy và hình thành nên vấn đề hôi miệng, nhất là buổi sáng sau khi thức dậy.

3. Nguyên nhân gây hôi miệng và cách khắc phục phù hợp

Để có phương pháp khắc phục tình trạng này thì bạn cần xác định chính xác nguyên nhân gây hôi miệng là gì và áp dụng biện pháp phù hợp. Dưới đây là một số cách chữa trị hiệu quả các nguyên nhân hôi miệng:

3.1. Vệ sinh răng miệng theo hướng dẫn của chuyên gia

Đây là cách đơn giản và hiệu quả nhất dành cho cả trẻ nhỏ lẫn người lớn. Nhằm cải thiện và ngăn ngừa tình trạng hôi miệng. Bạn nên đánh răng hai lần mỗi ngày, súc miệng bằng nước muối và sử dụng chỉ nha khoa. Các bước này sẽ giúp bạn loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa và khử mùi. Đặc biệt, bạn cần lưu ý tới việc chải lưỡi để làm sạch chất bám và vi khuẩn trên bề mặt lưỡi. Đối với trẻ em, các bé nên sử dụng loại kem đánh răng riêng và thay bàn chải 3 tháng/lần. Ngoài ra, bạn phải giúp bé từ bỏ thói quen ngậm đồ chơi hoặc ngậm tay. 

Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng là cách đơn giản và hiệu quả nhất dành cho cả trẻ nhỏ lẫn người lớn (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng là cách đơn giản và hiệu quả nhất dành cho cả trẻ nhỏ lẫn người lớn (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3.3. Hạn chế uống rượu và hút thuốc lá

Đây không chỉ là tác nhân gây hôi miệng mà chúng còn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, bạn nên hạn chế rượu và thuốc lá để bảo vệ sức khỏe của bản thân và hạn chế hôi miệng.

3.3. Chế độ ăn uống hợp lý và phù hợp

Nguyên nhân gây hôi miệng là chế độ ăn uống nhiều đường và không phù hợp với cơ thể. Vì vậy, bạn nên sử dụng nhiều các loại rau xanh, trái cây nhiều vitamin C và chất xơ. Các thực phẩm này sẽ giúp bạn tăng cường đề kháng và kích thích nước bọt. Bạn cần hạn chế những loại thực phẩm có mùi hôi như tỏi, hành, sầu riêng,.. Ngoài ra, bạn nên uống nhiều nước để giữ ẩm và làm sạch chất có mùi. Trà hay hay trà bạc hà cũng là lựa chọn tốt để giải nhiệt và khử mùi hiệu quả.

Bạn nên sử dụng nhiều các loại rau xanh, trái cây nhiều vitamin C và chất xơ (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Bạn nên sử dụng nhiều các loại rau xanh, trái cây nhiều vitamin C và chất xơ (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3.4. Điều trị bệnh lý răng miệng tại các cơ sở nha khoa

Nếu nguyên nhân gây hôi miệng là do bệnh viêm nha chu, sâu răng,.. thì bạn nên đi khám và điều trị kịp thời. Việc này sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng hôi miệng và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Bạn nên sử dụng các loại thuốc theo hướng dẫn và chỉ định của nha sĩ. Đối với trẻ em, bé cần được điều trị tình trạng sâu răng từ sớm hoặc thực hiện chỉnh nha nếu bị lệch khớp cắn. Như vậy, tình trạng hôi miệng mới thuyên giảm và cải thiện đáng kể.

3.5. Đi thăm khám nha khoa thường xuyên 

Cách khắc phục này không chỉ giúp bạn loại bỏ tình trạng hôi miệng mà còn bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn. Bạn nên đi tới các phòng khám nha khoa để kiểm tra, xác định nguyên nhân gây hôi miệng. Từ đó, nha sĩ sẽ tư vấn và có cách điều trị phù hợp với bạn. Ngoài ra, việc đi định kỳ còn giúp bạn phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của răng miệng. Đồng thời, bạn sẽ có biện pháp ngăn ngừa và chữa trị sớm.

Bạn nên đi tới các phòng khám nha khoa để kiểm tra, xác định nguyên nhân gây hôi miệng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Bạn nên đi tới các phòng khám nha khoa để kiểm tra, xác định nguyên nhân gây hôi miệng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

4. Kết luận

Trên đây, Radon Việt Nam đã chia sẻ cho bạn các nguyên nhân gây hôi miệng và cách khắc phục. Hôi miệng là tình trạng không mong muốn và có thể gây ra nhiều phiền toái cho bệnh nhân và người xung quanh. Để khắc phục hiệu quả vấn đề này, bạn cần xác định hôi miệng nguyên nhân từ đâu. Điều này sẽ giúp bạn áp dụng đúng phương pháp cải thiện tình trạng này và lấy lại sự tự tin khi giao tiếp. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn có một nụ cười rạng rỡ, thơm tho.

Nếu bạn đang có nhu cầu mua sắm thiết bị vô trùng, hãy liên hệ ngay tới Radon Việt Nam! Tại Radon Việt Nam, chúng tôi cung ứng đa dạng các thiết bị nha khoa chất lượng với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Chúng tôi đã có 10 năm kinh nghiệm cung cấp đầy đủ các dịch vụ nha khoa từ thiết kế tới truyền thông marketing

Radon Việt Nam – Giải pháp nha khoa trọn gói – Nâng tầm nha khoa toàn năng!

Mọi thông tin chi tiết liên hệ tại đây!

Hotline: 088 654 5858 

Email: mktradon@gmail.com

Website: https://radonvietnam.vn/

Fanpage: Radon Việt Nam

Địa chỉ: Tòa nhà An Bình 1, khu đô thị Định Công mới, Hoàng Mai, Hà Nội