Vệ sinh dụng cụ nha khoa và những thông tin mà bạn cần biết

Vệ sinh dụng cụ nha khoa và những thông tin mà bạn cần biết

Vệ sinh dụng cụ nha khoa là bước tiệt trùng mà bất kỳ phòng khám nha khoa nào cũng cần đảm bảo. Bởi đây là phương pháp hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo trong quá trình thăm khám hay điều trị. Thông thường, Bộ Y Tế sẽ dựa vào quy trình vô trùng của mỗi nha khoa để cấp giấy phép kinh doanh. Do đó, việc khử trùng dụng cụ đóng vai trò rất quan trọng đối với một phòng khám nha khoa. Vậy thì quy trình vệ sinh những dụng cụ y tế thế nào? Và các phương pháp vệ sinh ra sao? Hãy cùng Radon Việt Nam tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé! 

1. Vệ sinh dụng cụ nha khoa là gì?

Vệ sinh dụng cụ nha khoa là quá trình phòng khám thực hiện tiệt trùng, khử khuẩn các loại dụng cụ y tế. Vì trong quá trình điều trị, dụng cụ có thể trở thành những vật dẫn truyền nếu bệnh nhân mắc phải các bệnh lý nguy hiểm. 

Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh lý thì việc khử trùng dụng cụ là điều vô cùng cần thiết. Đây cũng là một tiêu chuẩn mà bất kỳ phòng khám nào cũng cần đảm bảo. Nhằm mang lại sự an toàn cho sức khỏe con người cũng như thể hiện hình ảnh chuyên nghiệp của phòng khám.

Vệ sinh dụng cụ nha khoa là quá trình giúp hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo, đảm bảo an toàn (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Đây là quá trình giúp hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo, đảm bảo an toàn (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

2. Tầm quan trọng của vệ sinh dụng cụ nha khoa

Sau các ca điều trị, các bộ phận tiếp xúc như bồn nhổ, ghế nha khoa, tay khoan, khay dụng cụ,.. đều cần được khử trùng bằng dung dịch và vệ sinh sạch sẽ. Sau đó, những dụng cụ sau điều trị chỉ được sử dụng 1 lần và phải mang đi khử khuẩn với giám sát nghiêm ngặt. Bởi, việc tiệt trùng này sẽ giúp:

  • Dụng cụ đã sử dụng thường chứa nhiều mầm bệnh, kém vệ sinh và là nguyên nhân dẫn tới tình trạng lây nhiễm chéo
  • Dụng cụ rửa qua bằng nước sẽ không đảm bảo như dụng cụ được khử khuẩn
  • Bảo vệ sức khỏe cho bệnh nhân lẫn nha sĩ
  • Hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm chéo trong phòng khám
  • Nâng cao hình ảnh chuyên nghiệp và chất lượng điều trị của phòng khám khiến khách hàng tin tưởng hơn
Vệ sinh dụng cụ giúp nâng cao hình ảnh chuyên nghiệp của phòng khám (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Vệ sinh dụng cụ giúp nâng cao hình ảnh chuyên nghiệp của phòng khám (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3. Quy trình vệ sinh dụng cụ nha khoa tại các cơ sở nha khoa

Quy trình khử trùng của dụng cụ y tế nha khoa là một quy trình khép kín và trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Ngoài ra, phòng khám cần sử dụng nhiều máy móc, thiết bị vô trùng chuyên dụng để thực hiện quy trình này. Sau đây là quy trình chi tiết khử trùng dụng cụ tại các nha khoa:

3.1. Phân loại; khử trùng

Bước đầu, nhân viên cần thực hiện phân loại dụng cụ đã sử dụng. Họ sẽ loại bỏ những dụng cụ dùng 1 lần như giấy lau, kim tiêm, ống hút nước bọt,.. Bên cạnh đó, các dụng cụ khám sẽ được ngâm trong dung dịch khử khuẩn chuyên dụng trong 15 phút. 

3.2. Vệ sinh dụng cụ nha khoa bằng cách rửa sạch

Sau khi phân loại và ngâm dụng cụ, nhân viên phòng khám sẽ tiến hành rửa sạch dụng cụ. Bước này hỗ trợ làm sạch chất bẩn ở dụng cụ và kéo dài tuổi thọ. Hiện nay, các phòng khám có thể rửa dụng cụ bằng hai phương pháp:

  • Phương pháp thủ công: Họ sẽ sử dụng bàn chải để cọ rửa dụng cụ và sau đó xả nước. Phương pháp này thường dùng các loại bàn chải khác nhau, chất tẩy rửa và nước chảy.
  • Phương pháp cơ học: Với phòng khám sở hữu hệ thống vô trùng đạt chuẩn, họ sẽ làm sạch dụng cụ thông qua máy siêu âm tần số hoặc máy rửa tia nước cùng dung dịch sát khuẩn cao. Khi rửa xong, dụng cụ còn phải tráng lại một lần nữa bằng nước lọc.
Rửa sạch dụng cụ bằng máy siêu âm (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Rửa sạch dụng cụ bằng máy siêu âm (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3.3. Làm khô dụng cụ

Trước khi đem đi khử khuẩn, các dụng cụ cần phải được làm khô bằng một trong hai phương pháp:

  • Lau khô bằng vải hoặc giấy
  • Làm khô bằng máy bơm hơi hay máy nén khí nha khoa

3.4. Đóng gói dụng cụ

Tiếp theo, dụng cụ sẽ được đóng gói bởi bao bì chuyên dụng hoặc màng bọc. Nhân viên cần niêm phong túi để dụng cụ không tiếp xúc với không khí. Nhằm đóng gói dụng cụ đúng cách, phòng khám sẽ sử dụng các loại máy đóng gói chuyên dụng.

Đóng gói dụng cụ bằng bao bì chuyên dụng, tránh tiếp xúc không khí (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Đóng gói dụng cụ bằng bao bì chuyên dụng, tránh tiếp xúc không khí (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3.5. Vô trùng trong nồi hấp

Ở bước này, các phòng khám đa phần đều sử dụng nồi hấp tiệt trùng tiêu chuẩn class B. Đây là thiết bị chuyên dụng tối ưu, đảm bảo an toàn và hỗ trợ tiết kiệm thời gian khử trùng.

3.6. Lưu trữ trong tủ tia cực tím

Dụng cụ sau khi hấp và sấy khô sẽ được đưa vào tủ đèn có tia cực tím để lưu trữ và bảo quản. Tủ tia cực tím hỗ trợ duy trì trạng thái vô trùng và luôn sẵn sàng mang đi điều trị cho bệnh nhân. 

Tủ tia cực tím hỗ trợ duy trì trạng thái vô trùng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Tủ tia cực tím hỗ trợ duy trì trạng thái vô trùng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

4. Các phương pháp vệ sinh dụng cụ nha khoa

4.1. Vệ sinh dụng cụ nha khoa bằng phương pháp hấp nhiệt

Đây là phương pháp sử dụng nhiệt độ cao ở 180 độ C để tiệt trùng. Với cơ chế phá hủy quá trình oxi hóa của vi sinh vật bằng nhiệt độ cao, phương pháp hấp nhiệt cần duy trì nhiệt độ trong thời gian khoảng 2 tiếng.

Bột và dầu có thể dễ dàng được khử khuẩn bởi thiết bị sử dụng phương pháp này. Phương pháp hấp nhiệt không làm mờ dụng cụ. Tuy nhiên, phương pháp này khá tốn thời gian, kiểm soát nhiệt độ khó khăn, các vật liệu cao su hay nhựa không thể sử dụng và khó xâm nhập vào dụng cụ. 

4.2. Vệ sinh dụng cụ nha khoa bằng phương pháp hấp ướt

Phương pháp hấp ướt là phương pháp phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trên thị trường hiện nay. Những thiết bị sử dụng phương pháp này chấp nhận đa số các vật liệu thép không gỉ và nhựa. Dụng cụ sẽ được khử khuẩn toàn diện bởi hơi nước có thể xâm nhập vào dễ dàng.

Thiết bị nồi hấp hơi ướt có giá thành thấp, không cần sử dụng hóa chất, tiết kiệm thời gian và tiệt trùng tốt. Bên cạnh đó, thiết bị sẽ có áp suất lớn và nhân viên phòng khám cần phải cẩn thận khi sử dụng nồi hấp.

Bạn có thể tham khảo các loại nồi hấp ướt tiêu chuẩn class B như: nồi hấp ướt ICANCLAVE; nồi hấp ướt AV6; nồi hấp ướt SIGER; nồi hấp ướt ICAN;… Đây đều là những nồi hấp được ưa chuộng và các chuyên gia đánh giá cao nhất hiện nay.

Nồi hấp ướt Siger - Thiết bị phổ biến sử dụng phương pháp hấp ướt vệ sinh dụng cụ nha khoa (Nguồn ảnh: Radon Việt Nam)
Nồi hấp ướt Siger – Thiết bị phổ biến sử dụng phương pháp hấp ướt (Nguồn ảnh: Radon Việt Nam)

4.3. Vệ sinh dụng cụ nha khoa bằng hóa chất

Phương pháp này thường sử dụng hóa chất dưới dạng hơi. Hóa chất sẽ không làm mờ dụng cụ nhưng không thể sử dụng cho các vật liệu như nhựa, cao su hay quần áo.

4.4. Vệ sinh dụng cụ nha khoa bằng tia cực tím

Tia cực tím có thể tiêu diệt của vi khuẩn có trong dụng cụ dễ dàng. Các bề mặt tiếp xúc như ghế nha khoa, chất liệu vải,.. đều được khử khuẩn thông qua phương pháp này. Nhưng, thời gian tiệt trùng của tia cực tím kéo dài lâu và khiến dụng cụ nhựa bị lão hóa. Khi khử khuẩn, người sử dụng sẽ không được tiếp xúc gần với tia cực tím.

Các bề mặt tiếp xúc như ghế nha khoa, chất liệu vải,.. đều được khử khuẩn thông qua phương pháp tia cực tím (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Các bề mặt tiếp xúc như ghế nha khoa, chất liệu vải,.. đều được khử khuẩn thông qua phương pháp tia cực tím (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

5. Kết luận

Trên đây, Radon Việt Nam đã cung cấp các thông tin về vệ sinh dụng cụ nha khoa mà bạn nên biết. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm và tầm quan trọng của hệ thống vô trùng trong nha khoa. 

Tại Radon Việt Nam, chúng tôi cung cấp các mẫu nồi hấp tiệt trùng nói riêng và những sản phẩm nha khoa chất lượng cao nói chung. Thiết bị nha khoa của chúng tôi đảm bảo nguồn gốc xuất xứ và giá thành phải chăng. Ngoài ra, quý khách hàng sẽ được hưởng các chính sách bảo hành và miễn phí vận chuyển. Liên hệ ngay tới Radon Việt Nam để sở hữu những sản phẩm chất lượng với mức chi phí hợp lý nhất nhé!

Radon Việt Nam – đơn vị phân phối độc quyền thiết bị nha khoa chính hãng.

Mọi thông tin chi tiết liên hệ tại đây!

Hotline: 088 654 5858 

Email: mktradon@gmail.com

Website: https://radonvietnam.vn/

Fanpage: Radon Việt Nam

Địa chỉ: Tòa nhà An Bình 1, khu đô thị Định Công mới, Hoàng Mai, Hà Nội