Bạn đang muốn mở phòng khám nha khoa mới và đang băn khoăn không biết nên đặt tên phòng khám thế nào? Bạn muốn tên phòng khám gây ấn tượng và thu hút khách hàng? Đồng thời, bạn cũng muốn tên phòng khám phản ánh được chất lượng dịch vụ và uy tín của bạn? Nếu bạn đang có những thắc mắc này, hãy đọc ngay bài viết của chúng tôi để tìm hiểu những điều cần biết về cách đặt tên phòng khám nha khoa hay nhé! Trong bài viết dưới đây, Radon Việt Nam sẽ chia sẻ với bạn các nguyên tắc cơ bản và cách đặt tên phòng khám. Qua đó, bạn có thể lựa chọn được một cái tên phù hợp với phong cách và định hướng kinh doanh của mình.
1. Các nguyên tắc cơ bản khi đặt tên phòng khám nha khoa hay là gì?
Để có một tên phòng khám nha khoa hay, bạn cần lưu ý những nguyên tắc cơ bản sau:
1.1. Tên phòng khám nha khoa ý nghĩa
Tên phòng khám của bạn cần thể hiện được giá trị cốt lõi của phòng khám và có ý nghĩa. Điều này sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về phòng khám của bạn. Đồng thời, họ cũng có thiện cảm hơn về phòng khám. Ngoài ra, bạn nên đặt tên thể hiện được đặc điểm nổi bật của dịch vụ, chuyên môn, chất lượng,… của phòng khám. Nhằm khiến khách hàng hiểu hơn về lĩnh vực và lợi ích mà phòng khám mang lại.
1.2. Độc đáo, sáng tạo
Tên phòng khám nha khoa của bạn cần phải sáng tạo và không trùng lặp với bất kỳ phòng khám nào khác. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng tạo ấn tượng tốt với khách hàng. Tên phòng khám sáng tạo cũng hỗ trợ bạn gia tăng khả năng cạnh tranh với các cơ sở nha khoa khác.
1.3. Tên phòng khám nha khoa hay phải dễ nhớ
Ngoài sự độc đáo, tên phòng khám của bạn cũng cần phải dễ nhớ. Đây là tiêu chí quan trọng nhất đối với một tên phòng khám nha khoa. Tên dễ nhớ sẽ khiến khách hàng có thể dễ dàng ghi nhớ và tìm kiếm phòng khám của bạn. Vì vậy, tên phòng khám nên ngắn gọn, có vần điệu và dễ phát âm.
2. Làm sao để chọn được cái tên hay cho phòng khám nha khoa của mình?
Dựa theo những nguyên tắc trên, bạn có thể đặt tên phòng khám nha khoa theo những cách sau:
2.1. Đặt tên phòng khám nha khoa theo dịch vụ chuyên môn
Nếu phòng khám của bạn chuyên về một lĩnh vực nào đó, bạn có thể đặt tên theo lĩnh vực đó. Đây là cách đặt tên đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Cách đặt này hỗ trợ khách hàng dễ dàng xác định được dịch vụ mà phòng khám của bạn đang cung cấp. Ví dụ: Nha khoa cấy ghép; Nha khoa thẩm mỹ; Nha khoa tổng quát;,…
2.2. Đặt tên phòng khám nha khoa hay theo tên chủ sở hữu
Đây là cách đặt tên phổ biến nhất và được ưa chuộng nhất hiện nay. Cách đặt tên này giúp khách hàng ghi nhớ và tìm kiếm phòng khám dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tránh đặt tên quá dài và khó nhớ.
2.3. Đặt tên phòng khám nha khoa hay theo vị trí địa lý
Nếu phòng khám của bạn nằm ở một vị trí thuận lợi, bạn có thể đặt tên dựa theo vị trí địa lý đó. Việc sử dụng tên địa danh sẽ giúp khách hàng tìm kiếm vị trí phòng khám của bạn dễ dàng, nhanh hơn. Ví dụ: Nha khoa Hà Nội; Nha khoa Sài Gòn;…
2.4. Đặt tên phòng khám nha khoa theo ngôn ngữ khác
Bạn có thể đặt tên phòng khám bằng tiếng Anh hoặc một ngôn ngữ khác. Việc sử dụng ngoại ngữ khi đặt tên sẽ giúp phòng khám của bạn trở nên nổi bật và thu hút khách hàng quốc tế.
2.5. Đặt tên phòng khám nha khoa theo đối tượng khách hàng
Bạn nên đặt tên phòng khám theo đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến. Ví dụ như nha khoa cho người lớn, nha khoa cho trẻ em,… Ngoài ra, bạn còn có thể đặt tên theo ngũ hành nếu bạn muốn hợp phong thuỷ và mang lại may mắn khi kinh doanh.
2.6. Đặt tên phòng khám nha khoa hay với ý nghĩa tích cực
Bạn nên đặt tên phòng khám theo những từ ngữ mang ý nghĩa tích cực. Tên phòng khám có ý nghĩa tích cực sẽ khích lệ và tạo niềm tin cho khách hàng. Ví dụ: Nha khoa hạnh phúc; Nha khoa thành công; Nha khoa tươi sáng;…
Bạn có thể kết hợp các yếu tố trên để tạo ra một cái tên độc đáo và phù hợp với phòng khám của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham khảo thêm ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp và khách hàng để có được sự góp ý và phản hồi.
>> Xem thêm: 7 bí quyết viết content phòng khám nha khoa thu hút khách hàng
3. Một số lưu ý khi đặt tên phòng khám nha khoa hay
Ngoài những nguyên tắc và cách đặt tên trên, bạn cần lưu ý một số điều sau khi đặt tên phòng khám nha khoa:
3.1. Hạn chế sử dụng các từ ngữ chung chung và mang tính chất tiêu cực
Các từ ngữ như “răng”, “nha khoa”, “hàm”,.. là quá phổ biến và không thể giúp bạn tạo ấn tượng đối với khách hàng. Bên cạnh đó, từ ngữ mang tính chất tiêu cực như “đau”, “khó chịu”,.. sẽ khiến khách hàng cảm thấy lo lắng và e ngại khi đến thăm khám. Tên phòng khám nên được sử dụng từ ngữ phổ thông, dễ hiểu và cần tránh các từ đồng âm khác nghĩa. Bạn cũng không nên viết tắt từ ngữ vì chúng có thể gây khó hiểu cho khách hàng.
3.2. Không nên đặt trùng tên với các phòng khám khác
Tên phòng khám nên là duy nhất và không trùng lặp với bất kỳ phòng khám nào khác. Việc này hỗ trợ khách hàng dễ dàng nhận biết và tìm kiếm phòng khám. Đồng thời, bạn cần kiểm tra xem tên phòng khám của mình đã được đăng ký bảo hộ hay chưa. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
3.3. Không nên đặt tên quá dài và khó nhớ
Tên phòng khám ngắn gọn, dễ nhớ và dễ phát âm sẽ khiến khách hàng ghi nhớ dễ dàng hơn. Do đó, nếu bạn đặt tên quá khó nhớ và quá dài thì khách hàng sẽ không có ấn tượng hay ghi nhớ phòng khám của bạn. Ngoài ra, hãy hạn chế sử dụng từ viết tắt. Bởi, chúng có thể gây hiểu lầm và làm mất đi ý nghĩa thực sự của phòng khám.
3.4. Không nên sử dụng các từ ngữ mang tính chất miêu tả hay giới thiệu
Các từ ngữ như “nhà”, “công ty”, “trung tâm”,.. không nên được sử dụng trong tên phòng khám nha khoa. Tên phòng khám nên là một cụm từ mang tính khái quát và thể hiện được đặc điểm của nha khoa.
3.5. Tên phòng khám nha khoa hay nên đi cùng slogan độc đáo
Slogan là một cụm từ ngắn gọn, súc tích và thể hiện được giá trị và tinh thần của phòng khám. Việc gắn liền tên phòng khám với slogan sẽ giúp tăng tính nhận diện thương hiệu và tạo sự khác biệt. Đồng thời, khách hàng cũng ghi nhớ phòng khám của bạn dễ dàng hơn.
4. Kết luận
Tên phòng khám là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thương hiệu và sự thành công của phòng khám. Tên phòng khám nha khoa hay cần phải đáp ứng được các tiêu chí như dễ đọc, dễ nhớ,.. Điều này sẽ giúp phòng khám thu hút được sự chú ý của khách hàng. Hy vọng những thông tin này có thể hỗ trợ bạn lựa chọn được tên phòng khám phù hợp với nhu cầu của mình!
Tại Radon Việt Nam, chúng tôi cung cấp giải pháp nha khoa tổng thể, bao gồm: thiết kế thi công; thiết bị nha khoa; sản xuất nội thất; thiết kế website – bộ nhận diện thương hiệu; giải pháp marketing; đào tạo nha khoa.
Radon Việt Nam – Giải pháp nha khoa trọn gói – Nâng tầm nha khoa toàn năng!
Mọi thông tin chi tiết liên hệ tại đây!
Hotline: 088 654 5858
Email: mktradon@gmail.com
Website: https://radonvietnam.vn/
Fanpage: Radon Việt Nam
Địa chỉ:
CS1: Tòa nhà An Bình 1, khu đô thị Định Công mới, Hoàng Mai, Hà Nội
CS2: 84/1 đường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh