Sâu răng là gì? Tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa khỏi triệt để

Sâu răng là gì? Tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa khỏi triệt để

Sâu răng là gì? Một câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể trả lời. Có thể nói sâu răng luôn là vấn đề phổ biến và được mọi người rất quan tâm. Thông thường, bạn sẽ chẳng bao giờ nghĩ rằng tình trạng sâu răng sẽ để lại hậu quả khôn lường và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống. Qua bài viết dưới đây, hãy cùng Radon Việt Nam tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm, nguyên nhân và cách chữa khỏi triệt để vấn đề sâu răng nhé!

1. Sâu răng là gì?

1.1. Khái niệm

Sâu răng là tình trạng khi người bệnh bị tổn thương mô cứng ở răng. Do các vi khuẩn ở mảng bám đã tấn công vào cấu trúc răng rồi hình thành lỗ nhỏ trên răng và tạo nên quá trình hủy khoáng. Đây cũng là vấn đề liên quan đến răng miệng phổ biến nhất hiện nay và có thể phát hiện ở mọi đối tượng, độ tuổi. 

1.2. Các giai đoạn tiến triển của sâu răng

Sâu răng có thể phát triển ở bất kỳ đâu như thân răng, chân răng và thậm chí là tủy răng nếu bạn để tình trạng này kéo dài. Sâu răng sẽ tiến triển theo các giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy những đốm trắng đục hay vàng ố trên bề mặt răng. Đây là các mảng bám và cao răng và là dấu hiệu khởi phát bệnh.
  • Giai đoạn 2: Vi khuẩn thường trú ngụ và phát triển trong các mảng bám. Từ đó, chúng sẽ ăn mòn men răng và khiến vị trí sâu răng chuyển đen. Bệnh nhân có thể cảm thấy đau nhức và khó chịu khi nhai.
  • Giai đoạn 3: Vào thời điểm này, lỗ sâu đã phát triển rộng hơn gây đau nhức. Điều đó dẫn đến việc tủy răng bị viêm và hơi thở có mùi. 
  • Giai đoạn 4: Sau khi vi khuẩn xâm nhập tủy răng thì chúng sẽ gây viêm và chết tủy. Vi khuẩn có thể tấn công vào dây thần kinh trong răng và xương hàm, thậm chí khiến tiêu xương quanh chân răng.
Sâu răng là gì
Các giai đoạn phát triển của sâu răng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

2. Dấu hiệu của sâu răng là gì?

Để có thể hạn chế biến chứng và phát hiện bệnh kịp thời thì đây là những dấu hiệu giúp bạn nhận biết sâu răng:

  • Răng trở nên nhạy cảm với đồ ăn quá cứng, quá nóng hay quá lạnh
  • Đau răng tự phát không có nguyên nhân
  • Xuất hiện đốm trắng đục hoặc vàng ố trên răng
  • Xuất hiện lỗ sâu mà bạn có thể dễ dàng nhìn thấy trên răng
  • Chảy máu răng khi sử dụng bàn chải hoặc chỉ nha khoa
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Nướu trở nên sưng và mưng mủ
Sâu răng là gì
Dấu hiệu nhận biết khi bạn bị sâu răng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3. Nguyên nhân của sâu răng là gì?

3.1. Mảng bám

Mảng bám xuất hiện và là một lớp phủ lên răng nếu bạn không vệ sinh sạch sẽ sau quá trình ăn. Những mảng bám này dần dần cứng lại và tạo nên cao năng. Điều đó khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hơn.

3.2. Vi khuẩn

Trong khoang miệng sẽ xuất hiện các loại vi khuẩn Streptococcus mutans, Lactobacillus và Actinomyces. Các vi khuẩn này sẽ tiết axit khi thực hiện phân giải đường trong thức ăn thừa còn sót lại. Từ đó sẽ hình thành nên các lỗ sâu gây nên sâu răng. 

3.3. Chăm sóc răng miệng

Không làm sạch răng miệng thường xuyên cũng là một nguyên nhân dẫn đến sâu răng. Nếu bạn không chăm sóc đúng cách, vi khuẩn có thể sinh sôi và phát triển nhanh chóng. 

Sâu răng là gì
Chăm sóc răng miệng không đúng cách và thường xuyên gây ra sâu răng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3.4. Kết cấu răng

Kết cấu răng hoàn chỉnh như thẳng hàng, không sứt mẻ,..sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình khỏi sâu răng. Do đó, khi kết cấu răng không đáp ứng được những yêu cầu trên. Thì nguy cơ mắc sâu răng của bạn sẽ tăng cao hơn so với người khác.

3.5. Thức ăn vặt và có tính axit cao

Một số món ăn vặt sở hữu lượng đường lớn như nước ngọt, kẹo, bánh,..đều có hại với răng. Vì những thực phẩm có chứa nhiều tinh bột và đường sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, các thực phẩm có axit cao cũng làm mòn men răng của bạn.

Sâu răng là gì
Nguyên nhân sâu răng do thường xuyên sử dụng thực phẩm có lượng đường và axit cao (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3.6. Thiếu nước

Không uống nước đầy đủ sẽ khiến bạn xuất hiện tình trạng thiếu nước bọt, khô miệng. Trong khi nước bọt là yếu tố quan trọng trong việc giúp bạn hạn chế vi khuẩn xâm nhập và loại bỏ mảng bám.

4. Sâu răng gây ảnh hưởng tới con người thế nào?

4.1. Sâu răng là gì – Ảnh hưởng đến răng miệng

Cấu trúc răng sẽ sớm bị phá hủy bởi vi khuẩn xâm nhập và khiến tình trạng đau nhức trở nên trầm trọng. Nếu không kịp thời chữa trị thì sâu răng có thể làm chết tủy hoặc dây thần kinh răng, thậm chí là mất răng. Hơn nữa, sâu răng cũng sẽ ảnh hưởng tới đường tiêu hóa do vấn đề ăn uống bị hạn chế.

4.2. Sâu răng là gì – Ảnh hưởng đến cơ thể

Trong trường hợp không thể điều trị triệt để, bệnh nhân có thể bị hoại tử tủy. Khi tủy hoại tử thì tình trạng nhiễm trùng máu cũng xuất hiện gây nguy hiểm tới tính mạng. 

4.3.Sâu răng là gì – Ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Sâu răng sẽ tạo nên những chấm đen, nâu hoặc vàng ố trên bề mặt răng. Điều đó góp phần khiến hàm răng trở nên mất thẩm mỹ kèm theo hôi miệng. 

ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng, cơ thể và thẩm mỹ (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Sâu răng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng, cơ thể và thẩm mỹ (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

5. Phương pháp chữa khỏi sâu răng triệt để

5.1. Sâu răng là gì – Đối với trường hợp nhẹ

5.1.1. Sử dụng lá bàng non

Trong lá bàng có chứa các chất hỗ trợ sát khuẩn, giảm triệu chứng và tiêu viêm sâu răng. Bạn có thể giã lá bàng với muối để tạo dung dịch nước súc miệng. Súc miệng hằng ngày trước khi ngủ giúp cải thiện tình trạng sâu răng.

5.1.2. Sử dụng lá ổi

Tương tự như lá bàng, lá ổi cũng chứa chất kháng khuẩn và viêm. Hơn nữa, lá ổi giúp nướu săn chắc và giảm đau cực hiệu quả. Bạn cần giã nát lá ổi cùng muối, nước ấm.

5.1.3. Sử dụng nước muối

Súc miệng nước muối sẽ giúp bạn giảm ê buốt và đau nhức khi bị sâu răng.

5.1.4. Sử dụng florua

Phương pháp này chỉ áp dụng cho đối tượng bắt đầu chớm bệnh sâu răng. Do florua giúp bạn khôi phục men răng để sâu răng không thể lan rộng. Đây là cách nhằm tái khoáng lại và ngăn sự hình thành lỗ sâu. Sử dụng florua vừa an toàn vừa đơn giản mà vẫn đạt hiệu quả cao.

Các phương pháp chữa trị với trường hợp nhẹ (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Các phương pháp chữa trị sâu răng với trường hợp nhẹ (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

5.2. Sâu răng là gì – Đối với trường hợp nặng 

5.2.1. Trám răng

Khi bệnh nhân đang ở giai đoạn 1 của sâu răng thì trám răng là lựa chọn ưu tiên hàng đầu và phổ biến nhất. Đây là phương pháp phục hình răng nhằm giải quyết tình trạng răng sâu. Nha sĩ sẽ dùng nhựa nha khoa phủ lên răng giúp bảo vệ chân răng và giảm ê buốt. Thông thường, vật liệu sử dụng làm chất trám rất đa dạng.

5.2.2. Bọc răng sứ

Với trường hợp răng sâu chưa lan rộng đến tủy thì bạn có thể sử dụng phương pháp bọc răng để khắc phục. Đây là một lớp làm bằng sứ sẽ phủ toàn thân răng.  Phương pháp này đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như độ bền cao.

5.2.3. Lấy tủy răng

Phương pháp lấy tủy răng chỉ áp dụng cho trường hợp tủy đã bị vi khuẩn xâm nhập. Nha sĩ sẽ đặt một ống chân răng khi răng bị sâu tận tủy. 

5.2.4. Nhổ răng

Nếu mạch máu, dây thần kinh gặp tình trạng tổn hại nghiêm trọng thì nha sĩ sẽ chỉ định nhổ răng. Để giúp sâu răng không lây lan qua các răng khác và gây hậu quả khôn lường.

Các phương pháp chữa trị với trường hợp nặng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Các phương pháp chữa trị sâu răng với trường hợp nặng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

6. Sâu răng là gì – ‘Mẹo’ chăm sóc và phòng ngừa sâu răng hiệu quả

Người ta thường nói phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vậy nên, Radon Việt Nam đã tổng hợp một số cách phòng ngừa sâu răng như sau:

  • Đánh răng thường xuyên và đúng cách
  • Sử dụng chỉ nha khoa chuyên dụng sau khi ăn
  • Sử dụng nước súc miệng sát khuẩn
  • Hạn chế ăn vặt
  • Khám răng miệng định kỳ
'Mẹo' chăm sóc và ngăn ngừa hiệu quả (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
‘Mẹo’ chăm sóc và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

7. Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết về sâu răng mà Radon Việt Nam đã chia sẻ. Qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn sâu răng là gì, nguyên nhân gây nên sâu răng và cách chữa trị triệt để. 

Tại Radon Việt Nam, chúng tôi cung cấp giải pháp nha khoa trọn gói cho mọi phòng khám nha khoa.

Mọi thông tin chi tiết liên hệ tại đây!

Hotline: 088 654 5858 

Email: mktradon@gmail.com

Website: https://radonvietnam.vn/

Fanpage: Radon Việt Nam

Địa chỉ: Tòa nhà An Bình 1, khu đô thị Định Công mới, Hoàng Mai, Hà Nội