Niềng răng có hết hô không là thắc mắc của đa số người mắc phải khiếm khuyết về răng. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng răng hô thường do xương, do răng hoặc cả hai. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy mất tự tin, mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Trong trường hợp này, niềng răng chính là phương pháp chỉnh nha tối ưu và đạt hiệu quả vĩnh viễn. Vậy thì liệu niềng răng hô xong có bị lại không? Niềng răng hô chi phi và mất bao lâu mới được? Hãy cùng Radon Việt Nam tìm hiểu những thông tin chi tiết về niềng răng hô cũng như các câu hỏi thường gặp nhé!
1. Niềng răng có hết hô không – Răng hô là gì?
1.1. Khái niệm
Răng hô hay còn có tên gọi khác là răng hô vẩu. Răng hô là tình trạng sai lệch tương quan giữa hàm dưới và hàm trên. Thông thường, răng cửa của hàm trên sẽ chìa ra phía trước rất nhiều và môi không thể khép tự nhiên, đó là tình trạng răng hô. Theo các chuyên gia, răng hô sẽ được chia làm hai cấp độ là răng hô nhẹ và răng hô nặng.
Khi tình trạng răng hô này kéo dài sẽ khiến cuộc sống của bạn bị ảnh hưởng, mất tự tin khi giao tiếp và có thể dẫn tới tình trạng da bị nhăn và lão hóa sớm.
1.2. Dấu hiệu nhận biết răng hô
Để nhận biết răng hô, bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra tại nhà hoặc sử dụng phương pháp chụp CT và đo khớp cắn.
- Sử dụng gương hoặc máy ảnh:
Từ khái niệm phía trên, bạn có thể tự quan sát và đánh giá xem răng của bản thân có bị hô hay không. Tuy nhiên, độ chính xác của gương hay máy ảnh không cao, bạn nên tới các cơ sở nha khoa để kiểm tra.
- Sử dụng phương pháp chụp CT:
Chụp CT sẽ mang lại tỷ lệ chính xác cao để nhận biết nguyên nhân gây nên tình trạng răng hô. Khi tới nha khoa, nha sĩ sẽ yêu cầu bạn chụp CT nhằm hỗ trợ họ đưa ra chẩn đoán và tư vấn phù hợp cho bạn.
- Đo khớp cắn
Đây là cách kiểm tra chính xác nhất khi xác định nguyên nhân răng hô. Nha sĩ có thể lấy được tỷ lệ trực tiếp và tương quan của hai hàm răng.
1.3. Các trường hợp răng hô
Trường hợp răng hô thường có 3 loại:
- Răng hô do răng
Răng bị chìa ra ngoài nhiều và mọc lệch, không theo hướng thẳng đứng
- Răng hô do xương hàm
Khi xương hàm phát triển quá mức thì xương hàm sẽ bị nhô ra. Điều đó khiến khuôn mặt mất cân đối và gây mất thẩm mỹ.
- Răng hô do xương hàm và răng
Trường hợp này sẽ bao gồm cả răng bị chìa ra ngoài và xương hàm cũng nhô ra.
2. Niềng răng có hết hô không – Nguyên nhân gây nên tình trạng răng hô
2.1. Nguyên nhân đến từ di truyền
Theo thống kê, đa phần bố mẹ hay ông bà bị hô thì con cháu có khả năng cao sẽ bị giống như vậy. Bởi vì răng hô cũng có thể di truyền từ đời này qua đời khác và đến 70% bệnh nhân răng hô đều là do di truyền.
2.2. Nguyên nhân đến từ chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển răng ở trẻ. Do đó, thiếu chất, không cung cấp đủ vitamin hay canxi cũng là lý do khiến bệnh nhân bị sứt mẻ răng, răng mọc lệch. Chính điều này đã gây nên tình trạng răng hô.
2.3. Nguyên nhân đến từ các thói quen tiêu cực
Giống với khớp cắn ngược, các thói quen mút tay, đẩy lưỡi,.. cũng là yếu tố tác động tới răng miệng và khiến tình trạng răng hô thêm nghiêm trọng
2.4. Nguyên nhân đến từ xương hàm và răng không tương thích
Khi kích thước răng lớn hơn hàm thì các răng sẽ không thể phát triển theo phương thẳng đứng và khiến răng bị hô
2.5. Nguyên nhân đến từ các bệnh lý xương hàm
Xương hàm phát triển không bình thường là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng hô vẩu.
3. Niềng răng có hết hô không?
Niềng răng có hết hô không còn phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn tới tình trạng hô vẩu của bạn là do răng hay do hàm. Dù niềng răng hỗ trợ điều chỉnh răng trở nên thẳng hàng, nhưng niềng răng không thể điều chỉnh được hàm. Do đó, phương pháp chỉnh nha này sẽ không hiệu quả đối với các trường hợp bị hô hàm nặng. Đối với trường hợp hô hàm, bạn sẽ cần thực hiện thêm phẫu thuật hàm nhằm khắc phục và đạt hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra, bạn nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín với nha sĩ chuyên môn cao. Việc chẩn đoán nguyên nhân và lập kế hoạch điều trị sẽ hiệu quả và chính xác hơn khi bạn lựa chọn được nơi khám chữa uy tín.
>> Xem thêm: Radon Việt Nam – Cung ứng thiết bị nha khoa chính hãng
4. Niềng răng có hết hô không – Các giải pháp niềng răng
4.1. Niềng răng mắc cài sứ
Lực tác dụng của mắc cài sứ thường ổn định, đạt hiệu quả cao và gia tăng tính thẩm mỹ hơn mắc cài kim loại. Nhưng, chi phí của phương pháp này sẽ khá cao do chất liệu mắc cài đều được làm bằng sứ.
4.2. Niềng răng mắc cài trong
Mắc cài trong giúp niềng răng không bị lộ, tính thẩm mỹ cao và vẫn giữ được độ hiệu quả nhất định. Nhưng, khi sử dụng mắc cài này thì bạn sẽ cảm thấy khó chịu, ăn uống và vệ sinh răng miệng khó khăn.
4.3. Niềng răng mắc cài kim loại
Phương pháp này sẽ bao gồm mắc cài truyền thống và tự buộc. Chi phí của phương pháp này phù hợp với mọi đối tượng. Hàm răng cũng sẽ được cải thiện nhanh chóng và hiệu quả. Tuy vậy, phương pháp này khiến mọi người dễ dàng nhận biết và gây mất thẩm mỹ khi sử dụng.
4.4. Niềng răng trong suốt Invisalign
Đây là giải pháp niềng răng cao cấp, không gây khó chịu, đau đớn và đảm bảo tính thẩm mỹ cho bệnh nhân. Do đó, Invisalign có giá thành cao nhất và bạn sẽ cần đeo Invisalign thường xuyên nhằm đạt kết quả tốt nhất.
5. Niềng răng có hết hô không – Các câu hỏi thường gặp khi niềng răng hô
5.1. Niềng răng xong bị hô lại không?
Trường hợp bệnh nhân không thực hiện theo hướng dẫn của nha sĩ thì bệnh nhân hoàn toàn có thể bị hô lại sau một thời gian. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do bệnh nhân không dùng hàm duy trì đúng cách và đủ thời gian hoặc không đeo. Sau khi tháo niềng, răng chưa bám chắc vào vị trí mới. Do đó, răng có thể dịch chuyển về vị trí ban đầu nếu bệnh nhân không sử dụng hàm duy trì. Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác khiến răng bị hô lại sau khi niềng như tháo niềng sớm, nha sĩ xác định sai nguyên nhân và kỹ thuật niềng răng kém.
5.2. Niềng răng có hết hô không – Niềng răng hô có đau không?
Niềng răng là phương pháp can thiệp lực vào cung hàm và răng. Do đó, quá trình niềng răng sẽ đau nhưng mức độ đau đớn sẽ tùy thuộc vào mỗi người. Thời gian đầu khi sử dụng niềng, bạn sẽ cảm thấy đau nhức và ê buốt. Sau khi quen dần thì những cơn đau nhức sẽ không còn nữa. Niềng răng hô đau nhất thường vào các giai đoạn tách kẽ răng, một tuần sau khi gắn mắc cài, lúc nhổ răng để tạo khoảng trống dịch chuyển răng và thời gian siết răng định kỳ tại nha khoa.
5.3. Niềng răng hô mất bao nhiêu thời gian và chi phí?
Thời gian niềng răng hô sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng răng hô, nguyên nhân hô vẩu, tay nghề của nha sĩ và phương pháp niềng. Thông thường, thời gian niềng thường kéo dài từ 12-24 tháng. Thậm chí, thời gian niềng có thể lên tới 4 năm đối với trường hợp nặng. Chi phí của các loại niềng răng sẽ dao động từ 20 tới 120 triệu tùy theo tình trạng răng miệng của bệnh nhân. Trước khi lập kế hoạch điều trị, nha sĩ sẽ tư vấn và báo giá chính xác cho trường hợp của bệnh nhân.
5.4. Độ tuổi phù hợp để niềng răng hô
Độ tuổi phù hợp nhất để niềng răng hô là giai đoạn 11-16 tuổi. Điều trị càng sớm thì bạn càng giảm được nguy cơ tổn thương răng và thời gian niềng diễn ra nhanh hơn, đạt hiệu quả tốt hơn. Bạn vẫn có thể niềng răng khi trưởng thành, nhưng thời gian niềng thường sẽ lâu hơn.
6. Niềng răng có hết hô không – Một số điều lưu ý khi niềng răng để hạn chế tình trạng bị hô lại
Nhằm tránh tình trạng răng bị hô trở lại sau khi tháo niềng răng, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Sử dụng hàm duy trì thường xuyên và đúng theo hướng dẫn của nha sĩ
- Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của nha sĩ để kiểm tra và có thể xử lý kịp thời nếu răng bị chạy lại
- Hạn chế các thực phẩm cứng
7. Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết về câu hỏi niềng có hết hô không mà Radon Việt Nam đã chia sẻ. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết. Đặc biệt là các phương pháp niềng răng hiệu quả cho tình trạng hô vẩu. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý một số điều sau khi tháo niềng để tráng bị hô lại.
Tại Radon Việt Nam, chúng tôi cung cấp giải pháp nha khoa trọn gói cho mọi phòng khám nha khoa.
Mọi thông tin chi tiết liên hệ tại đây!
Hotline: 088 654 5858
Email: mktradon@gmail.com
Website: https://radonvietnam.vn/
Fanpage: Radon Việt Nam
Địa chỉ: Tòa nhà An Bình 1, khu đô thị Định Công mới, Hoàng Mai, Hà Nội