[Top 10] Những câu hỏi thường gặp về kiến thức nha khoa

Để có thể giải đáp mọi thắc mắc của bệnh nhân liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cũng như bệnh lý. Radon Việt Nam đã tổng hợp những câu hỏi thường gặp về kiến thức nha khoa. Mong bài viết này sẽ trả lời được câu hỏi của các bạn!

1. Kiến thức nha khoa cơ bản – thời gian nên khám và kiểm tra răng định kỳ?

Kiểm tra răng định kỳ là kiến thức nha khoa cơ bản mà bạn cần biết. Mỗi 6 tháng nên đi khám và kiểm tra 1 lần. Để có thể vệ sinh răng miệng hoặc phát hiện bệnh lý giai đoạn sớm cũng như các tổn thương vùng miệng giai đoạn đầu.

Thời gian nên khám và kiểm tra răng định kỳ là 6 tháng/1 lần (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Thời gian nên khám và kiểm tra răng định kỳ là 6 tháng/1 lần (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

2. Tại sao phải niềng răng? Lứa tuổi nên niềng răng?

  • Khi răng bị lệch, chen chúc làm cho vệ sinh răng miệng khó, dễ gây sâu răng, viêm nướu. Ngoài ra, khớp cắn không chuẩn dễ đau khớp nhai. Niềng răng còn giúp khuôn miệng trở nên cân đối, hài hòa và tăng tính thẩm mỹ cho tổng thể khuôn mặt.
  • Lứa tuổi phù hợp để niềng răng thường khoảng 10 -17 tuổi và tùy thuộc vào khám trực tiếp, phân tích trên phim. Tuy nhiên, lứa tuổi chỉnh nha hiện nay đã lớn hơn do nhu cầu thẩm mỹ và một số vấn đề liên quan về khớp cắn.

3. Niềng răng cần chú ý điều gì?

Để thời gian niềng răng đạt được hiệu quả tốt nhất, ngoài việc chọn địa điểm nha khoa uy tín, các bạn vẫn cần chú ý một số điều sau đây:

  • Vệ sinh răng miệng mỗi khi ăn xong

Sau khi niềng răng, thức ăn sẽ dễ bị mắc lại trên răng và mắc cài. Điều đó sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi, gia tăng các bệnh về răng miệng. Bạn nên đánh răng ngay sau các bữa ăn chính, để loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám. Ngoài ra, còn giúp làm sạch nướu, ngăn ngừa bệnh về răng

  • Sử dụng bàn chải chuyên dụng của niềng răng và chỉ nha khoa

Bạn nên dùng bàn chải chuyên dụng để có thể bảo vệ răng miệng tốt hơn. Chỉ nha khoa và bàn chải này sẽ giúp bạn làm sạch kẽ răng, kẽ mắc cài và đường viền nướu.

  • Sử dụng tăm nước làm sạch răng niềng

Đây là sản phẩm không còn quá lạ lẫm trên thị trường hiện nay. Tăm nước là ‘cánh tay’ đắc lực dành cho ai đang niềng răng. Vì máy có thể loại bỏ thức ăn, mảng bám trên răng và có chức năng massage nướu.

  • Sử dụng nước súc miệng sau khi chải răng

Sau khi đánh răng xong, bạn nên súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng chuyên dụng. Để có thể loại bỏ mảng bám, vi khuẩn triệt để hơn.

Kiến thức nha khoa - niềng răng cần chú ý điều gì? (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Kiến thức nha khoa – niềng răng cần chú ý điều gì? (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

4. Niềng răng mất bao lâu?

Niềng răng là một điều trị khó, yêu cầu bác sĩ phải có tay nghề cao. Thời gian niềng răng còn phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của bạn. Thông thường, các ca niềng răng thường kéo dài từ 18-24 tháng. Tuy nhiên, sau khi chỉnh nha, bạn vẫn phải đeo máng định hình khoảng 6 tháng để có được hàm răng hoàn thiện và thẩm mỹ nhất.

5. Kiến thức nha khoa – Lấy cao răng có hại không?

Hiện tại, đa số mọi người chưa thực hiểu hết lợi ích của việc lấy cao răng thường xuyên. Lấy cao răng chính là việc quan trọng, cần thiết và nên làm thường xuyên.

Nếu bạn không lấy cao răng thường xuyên, nó sẽ khiến răng bạn bị ố, mất thẩm mỹ. Ngoài ra, cao răng là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn, làm phân hủy cao răng. Cuối cùng, để cao răng lâu ngày có thể gây nên các bệnh lý liên quan đến răng miệng.

Vì vậy, lấy cao răng thường xuyên sẽ giúp bạn loại bỏ vi khuẩn, bảo vệ răng lợi và ngăn ngừa các bệnh lý liên quan. Bạn nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần, điều đó giúp răng bạn chắc khỏe hơn.

6. Khi nào cần dán sứ Veneer?

Đây chính là kiến thức nha khoa khiến nhiều người thắc mắc nhất. Mặt dán sứ Veneer được thiết kế dựa trên kích thước răng và được dán ngoài mặt răng. Điều đó nhằm cải thiện thẩm mỹ cho răng. Một số trường hợp được chỉ định dán sứ Veneer như:

  • Răng cửa nhiễm màu và không có khả năng tẩy trắng.
  • Răng trám đã bị đổi màu.
  • Răng bị mòn cạnh, vỡ, sứt mẻ.
  • Các răng bên cạnh, răng cửa không đều nhau, bị tổn thương.
  • Răng thưa, ngắn, hở kẽ, lệch nhưng khoảng cách không quá lớn.
  • Răng cửa hình cánh bướm.

7. Biến chứng của việc trồng răng Implant

Tuy trồng răng Implant là giải pháp tối ưu cho tình trạng mất răng, nhưng không phải lúc nào việc này cũng thành công 100%. Theo thống kê, ca trồng răng có biến chứng chiếm 10-15% các ca thực hiện. Sau đây là một số biến chứng của trồng răng Implant.

  • Nhiễm trùng sau khi trồng răng

Dấu hiệu bị nhiễm trùng sau khi trồng răng bao gồm chảy máu kéo dài, chảy mủ, đau nhức, vùng lợi bị sưng lên,…Tình trạng này xảy ra khi bạn không chăm sóc răng miệng đúng cách hoặc bạn bị dị ứng với trụ chân răng đã cắm.

  • Trụ răng implant bị gãy

Trường hợp này rất hiếm khi xảy ra, nhưng cũng không có nghĩa sẽ không có. Trụ răng bị gãy vì cắm trụ sai vị trí hoặc hướng cắm trụ implant không chính xác. 

  • Trụ implant bị bật ra khỏi xương hàm

Khi trụ răng không tương thích với xương hàm, nền xương yếu sẽ gây ra trụ răng sau khi cắm bị lỏng lẻo, bị đẩy lên và dần bật ra khỏi xương hàm.

Các kiến thức nha khoa về biến chứng trồng implant bạn cần lưu ý (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Các kiến thức nha khoa về biến chứng trồng implant bạn cần lưu ý (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

8. Kiến thức nha khoa – Cấy ghép Implant mất bao lâu và gây đau đớn không?

Việc cấy ghép này thường không đau. Do khi thực hiện cấy ghép thường được gây tê tại chỗ. Sau khi hết thuốc tê, bác sĩ sẽ kê thêm đơn thuốc bao gồm thuốc giảm đau và thuốc hỗ trợ quá trình lành vết thương. Và, mỗi ca cấy ghép sẽ mất 15 phút trên mỗi trụ Implant.

9. Kiến thức nha khoa – Nhổ răng gây đau không?

Nhổ răng là thủ thuật nha khoa đơn giản, được thực hiện nhanh chóng. Chỉ mất khoảng 20-30 phút, với răng khôn có thể sẽ lâu hơn một chút. Trước khi nhổ răng, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê lên bề mặt, giúp bệnh nhân hoàn toàn không đau trong quá trình nhổ răng.

10. Kiến thức nha khoa – Thói quen ảnh hưởng đến việc bảo vệ răng miệng

  • Thức ăn ngọt, nhiều tinh bột là thực phẩm dễ sinh acid gây hại cho răng
  • Hút thuốc lá
  • Chải răng sai cách, bàn chải lông cứng
  • Kem đánh răng sử dụng không phù hợp
  • Đánh răng quá kỹ và chà mạnh lên răng
Những thói quen ảnh hưởng đến việc bảo vệ răng miệng cần được loại bỏ (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Những thói quen ảnh hưởng đến việc bảo vệ răng miệng cần được loại bỏ (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

>> Xem thêm: [Bật Mí] Những điều cần lưu ý khi học nha khoa

Kết luận

Trên đây là những câu hỏi thường gặp về kiến thức nha khoa mà mọi người thắc mắc. Ở Radon Việt Nam, chúng tôi có các thiết bị nha khoa hiện đại nhất.

Mọi thông tin chi tiết liên hệ tại đây!

Hotline: 088 654 5858 

Email: mktradon@gmail.com

Website: https://radonvietnam.vn/

Fanpage: Radon Việt Nam

Địa chỉ: Tòa nhà An Bình 1, khu đô thị Định Công mới, Hoàng Mai, Hà Nội