Kỹ thuật lấy dấu răng: Bí quyết chất lượng cho quá trình điều trị hiệu quả

Kỹ thuật lấy dấu răng: Bí quyết chất lượng cho quá trình điều trị hiệu quả

Lấy dấu răng là một bước quan trọng trong quá trình điều trị nha khoa. Ví dụ như cấy ghép implant, chỉnh nha, làm răng sứ, mặt dán sứ,… Kỹ thuật này giúp nha sĩ có được một bản sao chính xác của hàm răng – khuôn miệng bệnh nhân. Từ đó, họ có thể thiết kế cũng như thực hiện phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách lấy dấu đảm bảo an toàn và chất lượng. Trong bài viết này, Radon Việt Nam sẽ giới thiệu cho bạn về kỹ thuật và cách lấy dấu răng. Đồng thời, chúng tôi cũng chia sẻ những lợi ích và một số lưu ý khi thực hiện kỹ thuật.

1. Lấy dấu răng là gì?

Lấy dấu răng để làm gì?

Lấy dấu răng là một trong những quy trình phục hình nha khoa được thực hiện bởi các chuyên gia (nha sĩ hoặc kỹ thuật viên). Nhằm tạo ra một bản sao của hàm răng hay khuôn miệng bệnh nhân. Từ đó, họ có thể xác định vị trí, thiết kế và tiến hành phương pháp điều trị phù hợp. Kỹ thuật này thường được sử dụng cho các trường hợp cấy ghép implant, làm răng sứ, chỉnh nha, mặt dán sứ và một số điều trị khác.

Lấy dấu để tạo ra một bản sao của hàm răng hay khuôn miệng bệnh nhân (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Lấy dấu để tạo ra một bản sao của hàm răng hay khuôn miệng bệnh nhân (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Cách lấy dấu răng

Kỹ thuật lấy dấu có thể được thực hiện theo hai cách chính:

  • Lấy dấu bằng vật liệu đổ

Đây là phương pháp truyền thống và được sử dụng phổ biến trong các phòng khám. Một số vật liệu đổ bao gồm alginat, cao su, silicone,… Nha sĩ sẽ sử dụng các vật liệu này để đổ vào khuôn hàm có sẵn hoặc được làm theo kích thước của bệnh nhân. Sau đó, nha sĩ đặt khuôn chứa vật liệu đổ vào miệng của bệnh nhân. Từ đó, vật liệu đổ sẽ lấy được dấu hàm bệnh nhân sau khi khô. 

  • Lấy dấu bằng công nghệ kỹ thuật số

Đối với phương pháp này, nha sĩ sẽ sử dụng một thiết bị quét 3D hiện đại để quét hình ảnh của hàm răng bệnh nhân. Thiết bị scan sẽ tạo ra một bản sao số cho hàm răng nhanh chóng. Đồng thời, hình ảnh có thể lưu trữ ngay trên máy tính hoặc gửi đến phòng lab thông qua mạng internet.

Công nghệ kỹ thuật số sẽ tạo ra một bản sao số cho hàm răng nhanh chóng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Công nghệ kỹ thuật số sẽ tạo ra một bản sao số cho hàm răng nhanh chóng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

2. Ưu và nhược điểm của việc lấy dấu răng

Việc lấy dấu có nhiều lợi ích cho quá trình điều trị nha khoa, như:

  • Hỗ trợ nha sĩ có được bản sao chính xác của hàm răng. Qua đó, họ có thể thiết kế và thực hiện phương pháp điều trị phù hợp.
  • Hỗ trợ bệnh nhân có một kết quả điều trị tốt nhất với độ thẩm mỹ cao, chức năng ổn định và tuổi thọ lâu dài.
  • Hỗ trợ tiết kiệm thời gian, chi phí điều trị
  • Hỗ trợ giảm thiểu sai sót và lỗi thường gặp khi không có dấu răng chính xác

Bên cạnh những lợi ích trên, việc lấy dấu có thể gây ra một số tác hại cho bệnh nhân, như:

  • Gây ra cảm giác khó chịu khi cắn vào khuôn hàm chứa vật liệu đổ
  • Có thể gây ra tổn thương cho răng miệng nếu vật liệu đổ quá nóng, quá cứng hoặc quá lớn
  • Gây ra các biến chứng nhiễm trùng nếu vật liệu đổ không vệ sinh hay không khớp với miệng của bệnh nhân
Lấy dấu giúp bệnh nhân có một kết quả điều trị tốt nhất với độ thẩm mỹ cao, chức năng ổn định và tuổi thọ lâu dài (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Lấy dấu giúp bệnh nhân có một kết quả điều trị tốt nhất với độ thẩm mỹ cao, chức năng ổn định và tuổi thọ lâu dài (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3. Các vật liệu lấy dấu răng phổ biến hiện nay

Hiện nay, có rất nhiều vật liệu lấy dấu răng phổ biến như cao su, thạch cao, alginate,.. Những vật liệu này hoàn toàn lành tính và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Sau đây là thông tin chi tiết của một số vật liệu lấy dấu:

Vật liệu thạch cao

Đây là loại vật liệu được sử dụng nhiều nhất trong các phòng khám. Thạch cao sở hữu đặc tính chính xác, không biến dạng và bền bỉ. Tuy nhiên, vật liệu này có thể gây ra cảm giác khó chịu cho bệnh nhân và có nguy cơ cao chảy vào đường thở khi lấy dấu.

Vật liệu Alginate

Alginate là vật liệu có nhiều độ lỏng tùy theo tỉ lệ bột và nước. Vật liệu hoàn toàn phù hợp để lấy dấu răng cho mọi trường hợp. Alginate có thể tùy chọn màu sắc, độ nhớt và thời gian đông. Nhưng, vật liệu cũng bị ảnh hưởng bởi độ ẩm và nhiệt độ, mất nước hoặc co rút.

Vật liệu Alginate hoàn toàn phù hợp để lấy dấu răng cho mọi trường hợp (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Vật liệu Alginate hoàn toàn phù hợp để lấy dấu răng cho mọi trường hợp (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Vật liệu cao su

Cao su là vật liệu lấy dấu được sử dụng rộng rãi trong nha khoa hiện đại. Thông thường, cao su lấy dấu sẽ bao gồm 2 loại: cao su tự nhiên và cao su tổng hợp. Vật liệu này có độ chính xác cao, không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ hay độ ẩm và không bị co rút. Hơn nữa, cao su có thể lấy dấu được các khu vực sâu của răng và nướu. Tuy nhiên, cao su có giá thành khá cao và cần có thiết bị trộn chuyên biệt. Bên cạnh đó, cao su cũng có thể gây khó chịu, khó lấy ra và gây dị ứng cho bệnh nhân.

4. Một số câu hỏi thường gặp khi thực hiện lấy dấu răng

Lấy dấu răng có đau không?

Lấy dấu có đau không phụ thuộc vào phương pháp lấy dấu, vật liệu, tình trạng răng miệng và kỹ thuật của nha sĩ. Bạn có thể yên tâm rằng lấy dấu là một quy trình an toàn và không gây ra nhiều đau đớn cho bệnh nhân. Lấy dấu tuy không đau nhiều nhưng có thể gây khó chịu, tổn thương hoặc nhiễm trùng nếu không được làm đúng cách. Do đó, bạn cần lựa chọn một địa chỉ phòng khám nha khoa chuyên nghiệp và uy tín. Ngoài đội ngũ nha sĩ trình độ cao, giàu kinh nghiệm thì bạn cũng nên lưu ý tới trang thiết bị của nha khoa đó. Đồng thời, bạn cần chuẩn bị tâm lý, sức khỏe và tuân thủ theo chỉ dẫn của nha sĩ sau khi lấy dấu.

Lấy dấu có đau không phụ thuộc vào phương pháp lấy dấu, vật liệu, tình trạng răng miệng và kỹ thuật của nha sĩ (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Lấy dấu có đau không phụ thuộc vào phương pháp lấy dấu, vật liệu, tình trạng răng miệng và kỹ thuật của nha sĩ (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Cần lưu ý những điều gì khi lấy dấu răng?

Để đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Chọn phòng khám nha khoa uy tín và sở hữu đội ngũ nhân viên trình độ cao, lấy dấu đúng kỹ thuật và giàu kinh nghiệm. Đồng thời, phòng khám có sử dụng các thiết bị – vật liệu an toàn và chất lượng.
  • Thực hiện thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng trước khi lấy dấu. Nhằm xác định được tình trạng răng miệng và phương pháp điều trị.
  • Chuẩn bị tốt tâm lý và sức khỏe trước khi lấy dấu. Điều này để làm cảm giác lo lắng, sợ hãi hay khó chịu.
  • Lựa chọn phương pháp lấy dấu thích hợp dựa theo yêu cầu của bản thân, độ khó của quá trình điều trị, chi phí và thời gian. Nếu có thể, hãy ưu tiên lấy dấu bằng công nghệ kỹ thuật số. Bởi vì cách lấy dấu răng này có nhiều ưu điểm hơn cách truyền thống, chính xác, nhanh chóng và ít tác hại hơn.
  • Tuân thủ các chỉ dẫn của nha sĩ khi lấy dấu. Nếu có bất kỳ vấn đề gì, hãy báo ngay cho nha sĩ để được xử lý kịp thời
  • Chăm sóc răng miệng kỹ càng và đúng cách sau khi lấy dấu

Làm sao để tránh khó chịu khi lấy dấu?

  • Chọn vật liệu phù hợp với tình trạng răng miệng của mình. Bạn không nên sử dụng vật liệu thạch cao để lấy dấu. Bởi chúng có thể tạo cho bạn cảm giác buồn nôn và khó chịu. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng các vật liệu khác hoặc lấy dấu bằng công nghệ kỹ thuật số.
  • Hợp tác và tuân thủ theo hướng dẫn của nha sĩ trong suốt quá trình lấy dấu
  • Chuẩn bị sẵn tinh thần và không nên lo lắng quá nhiều khi thực hiện lấy dấu răng
Bạn nên chọn vật liệu phù hợp với tình trạng răng miệng của mình (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Bạn nên chọn vật liệu phù hợp với tình trạng răng miệng của mình (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

5. Kết luận

Trên đây, Radon Việt Nam đã giới thiệu cho bạn những thông tin chi tiết về lấy dấu răng trong nha khoa. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật này, cũng như cách thực hiện và chọn vật liệu phù hợp.

Tại Radon Việt Nam, chúng tôi cung ứng đa dạng các thiết bị nha khoa chất lượng với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Chúng tôi đã có 10 năm kinh nghiệm cung cấp đầy đủ các dịch vụ nha khoa từ thiết kế tới truyền thông marketing. 

Radon Việt Nam – Giải pháp nha khoa trọn gói – Nâng tầm nha khoa toàn năng!

Mọi thông tin chi tiết liên hệ tại đây!

Hotline: 088 654 5858 

Email: mktradon@gmail.com

Website: https://radonvietnam.vn/

Fanpage: Radon Việt Nam

Địa chỉ chi nhánh Hà Nội: Tòa nhà An Bình 1, khu đô thị Định Công mới, Hoàng Mai, Hà Nội

Địa chỉ chi nhánh HCM: 84/1 đường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh