Các cách chữa đau răng cho bà bầu hiệu quả

Các cách chữa đau răng cho bà bầu hiệu quả

Cách chữa đau răng cho bà bầu đã và đang được rất nhiều phụ nữ mang thai tìm kiếm. Để có thể chuẩn bị sẵn cho mình kiến thức và cách xử lý giảm đau nhức, an toàn. Đau răng là vấn đề mà hầu hết mẹ bầu nào cũng có nguy cơ mắc phải. Nếu tình trạng này diễn ra lâu ngày và nghiêm trọng thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Qua bài viết này, Radon Việt Nam sẽ hướng dẫn các mẹ bầu những cách điều trị cũng như phương pháp phòng ngừa đau răng hiệu quả.

1. Hậu quả của đau răng đối với thai nhi và bà bầu

Đau răng là tình trạng không hề hiếm gặp ở phụ nữ đang mang thai. Nhưng, các vấn đề bệnh lý răng miệng nếu không giải quyết kịp thời thì có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển thai nhi và sức khỏe của mẹ. Sau đây là hậu quả của việc đau răng đối với mẹ bầu và thai nhi:

  • Tăng nguy cơ sinh non

Theo nghiên cứu, bệnh lý răng miệng làm nguy cơ sinh non và tiền sản giật lên gấp 2-3 lần tăng cao so với thông thường. Khi vi khuẩn phát triển, chúng sẽ di chuyển từ khoang miệng vào nhau thai và khiến nồng độ sinh lý trong dịch ối tăng. Điều đó sẽ dẫn tới việc chuyển dạ sinh non hoặc sinh nhẹ cân. Đối với tiền sản giật, sinh non làm gia tăng nguy cơ tử vong hoặc bệnh lý nghiêm trọng ở trẻ.

  • Tăng nguy cơ sâu răng từ khi còn bé

Trong trường hợp, mẹ bị sâu răng thì bé có nguy cơ cao mắc bệnh sâu răng. Vi khuẩn có thể truyền từ mẹ qua đường hôn hay bón thức ăn cho trẻ. Và, sự phát triển của vi khuẩn sẽ gây bệnh cho trẻ.

cách chữa đau răng cho bà bầu
Đau răng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi và bà bầu (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

2. Cách chữa đau răng cho bà bầu – Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau răng của mẹ bầu

Dưới đây là những nguyên nhân thường thấy dẫn tới tình trạng đau răng ở các mẹ bầu.

2.1. Nguyên nhân đến từ việc ốm nghén

Trong giai đoạn đầu của mang thai, ốm nghén thường xuất hiện mọi lúc. Theo các chuyên gia, việc ốm nghén này chính là một trong nhiều lý do làm bạn bị đau răng. Quá trình ốm nghén sẽ khiến axit dạ dày trào lên khoang miệng. Từ đó, nguy cơ sâu răng sẽ tăng cao và dẫn đến tình trạng đau răng ở mẹ bầu.

2.2. Nguyên nhân đến từ chế độ ăn uống hàng ngày

Thông thường, phụ nữ mang thai có suy nghĩ uống càng nhiều sữa thì càng cung cấp nhiều dinh dưỡng cho thai nhi. Các thực phẩm chứa đường cũng được dung nạp nhiều hơn trong thời kỳ mang thai này. Tuy nhiên, những loại thực phẩm này đều có nguy cơ gia tăng khả năng mắc phải các vấn đề về răng miệng ở mẹ bầu.

cách chữa đau răng cho bà bầu
Nguyên nhân đau răng đến từ chế độ ăn uống hàng ngày (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

2.3. Nguyên nhân đến từ việc thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai, bà bầu thường gặp phải tình trạng rối loạn nội tiết tố. Điều này có thể làm mẹ bầu dễ mắc bệnh viêm nướu. Và, vô hình tạo tiền đề cho các bệnh lý răng miệng phát triển.

2.4. Nguyên nhân đến từ thói quen vệ sinh răng miệng

Một số thai phụ trong thời gian mang thai có thể nhạy cảm hơn với mùi hay vị của kem đánh răng. Nếu kem đánh răng không thích hợp thì họ sẽ ít đánh răng và các bệnh răng miệng về răng và nướu sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra, việc đánh răng không đúng cách hay dùng bàn chải không phù hợp cũng khiến thai phụ gia tăng nguy cơ bị đau răng.

cách chữa đau răng cho bà bầu
Nguyên nhân đau răng đến từ thói quen vệ sinh răng miệng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

2.5. Nguyên nhân đến từ việc thiếu hụt canxi

Xuyên suốt quá trình mang thai, thai phụ cần bổ sung canxi rất nhiều. Bởi khoáng chất này không chỉ dùng cho cơ thể mẹ mà cả thai nhi cũng cần canxi để phát triển. Nếu thai phụ không dung nạp đủ lượng canxi cần thiết. Thì cơ thể sẽ tự động cung cấp canxi sẵn có cho thai nhi. Và, răng chính là khu vực dễ bị tác động nhất. Đó là nguyên nhân dẫn đến bệnh lý đau răng ở mẹ bầu.

3. Cách chữa đau răng cho bà bầu

3.1. Cách chữa đau răng cho bà bầu tại nhà

Thời kỳ mang thai là thời điểm mẹ bầu phải cẩn thận trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân. Vì vậy, sau đây là những cách chữa đau răng cũng như cách giảm đau răng khôn cho bà bầu tại nhà hiệu quả. 

3.1.1. Sử dụng đá

Mẹ bầu có thể sử dụng đá lạnh nhằm giảm tình trạng sưng và đau răng. Bằng việc dùng cách đơn giản như vậy, cơn đau sẽ thuyên giảm đáng kể. Nhưng, cách này chỉ là phương pháp tạm thời.

3.1.2. Sử dụng gừng, nghệ và tỏi

Gừng, nghệ và tỏi được ví là chất kháng sinh tự nhiên. Bởi, cả ba đều có tính kháng viêm và kháng khuẩn cực tốt. Vì vậy, mẹ bầu chỉ cần giã nát gừng hay tỏi hoặc pha hỗn hợp bột nghệ rồi đắp lên răng mỗi ngày 2 lần. Để giảm thiểu đau nhức cũng như cải thiện được tình trạng đau răng

3.1.3. Sử dụng muối

Khi có cảm giác tê nhức thì thai phụ nên súc miệng và ngậm nước muối loãng. Áp dụng cách này thường xuyên thì vấn đề đau răng của bạn sẽ sớm được giải quyết.

 3.1.4. Sử dụng tinh dầu đinh hương

Đinh hương có tác dụng giảm đau nhức, sát trùng cực hiệu quả. Thai phụ chỉ cần nhai một ít hoặc tinh dầu trực tiếp vùng răng bị đau.

Sử dụng tỏi, chanh hoặc muối để cải thiện tình trạng đau răng ngay tại nhà (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Sử dụng tỏi, chanh hoặc muối để cải thiện tình trạng đau răng ngay tại nhà (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3.2. Cách chữa đau răng cho bà bầu tại nha khoa

Theo chuyên gia, phụ nữ mang thai nên chữa trị tình trạng răng miệng càng sớm càng tốt. Nếu sử dụng những cách đơn giản từ thiên nhiên mà không thuyên giảm thì mẹ bầu nên đến thăm khám tại các cơ sở nha khoa uy tín.

3.2.1. Cách giảm đau răng nhanh nhất cho bà bầu tại nha khoa

  • Chụp X-Quang

Đây là cách để chẩn đoán hình ảnh trong khoang miệng cũng như mức độ thương tổn của răng. Nếu thai phụ sợ tia X sẽ ảnh hưởng tới thai nhi thì có thể sử dụng thêm tấm chắn bảo vệ được làm chì an toàn. Tuy nhiên, trong trường hợp không cần thiết chụp X- Quang thì nha sĩ sẽ không yêu cầu bà bầu thực hiện.

  • Sử dụng thuốc giảm đau

Một số loại thuốc giảm đau có thể hoạt động như một cách chữa đau răng cho bà bầu hiệu quả. Và, thai phụ chỉ sử dụng thuốc giảm đau dưới sự chỉ định và giám sát của nha sĩ. Nhằm ngăn ngừa các biến chứng cho thai nhi.

3.2.2. Sử dụng thuốc giảm đau răng cho phụ nữ cho con bú được không?

Đây là câu hỏi mà hầu hết phụ nữ đang cho con bú đều đang thắc mắc. Thực tế, mẹ chỉ nên sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết. Đặc biệt, chỉ nên dùng ở liều thấp trong thời gian ngắn và dưới sự chỉ định của nha sĩ. Bởi, nếu sử dụng những loại thuốc có tác dụng kéo dài hay thuốc kết hợp đều có thể gây ra tác dụng phụ cho trẻ.

Phụ nữ mang thai có thể đến cơ sở nha khoa để chữa trị dứt điểm tình trạng đau răng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Phụ nữ mang thai có thể đến cơ sở nha khoa để chữa trị dứt điểm tình trạng đau răng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

4. Phương pháp ngăn ngừa đau răng cho bà bầu

Dưới đây là những phương pháp phổ biến giúp mẹ bầu ngăn ngừa các bệnh lý và bảo vệ sức khỏe về răng miệng hiệu quả:

  • Thăm khám răng miệng định kỳ trong quá trình mang thai
  • Bổ sung vitamin D, vitamin C, vitamin B12 và canxi như cá, trứng, ngũ cốc, hải sản,…
  • Sử dụng bàn chải có đầu chải nhỏ kết hợp đánh răng nhẹ nhàng, chậm rãi
  • Sử dụng kem đánh răng chuyên dụng cho răng nhạy cảm
  • Sau khi nghén nên súc miệng ngay để loại bỏ axit 
  • Đánh răng hai lần mỗi ngày, dùng chỉ nha khoa và súc miệng thường xuyên
  • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước có ga,..
  • Theo dõi tình trạng răng miệng nếu có triệu chứng bất thường
Các phương pháp ngăn ngừa tình trạng đau răng cho bà bầu (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Các phương pháp ngăn ngừa tình trạng đau răng cho bà bầu (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

>> Xem thêm: Radon Việt Nam – Cung ứng thiết bị phòng khám nha khoa chính hãng

5. Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết về cách chữa đau răng cho bà bầu cực kỳ hiệu quả mà Radon Việt Nam đã chia sẻ. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau răng của phụ nữ mang thai và cách chữa trị đau răng cũng như biện pháp phòng ngừa cho các mẹ bầu.

Tại Radon Việt Nam, chúng tôi cung cấp giải pháp nha khoa trọn gói cho mọi phòng khám nha khoa.

Mọi thông tin chi tiết liên hệ tại đây!

Hotline: 088 654 5858 

Email: mktradon@gmail.com

Website: https://radonvietnam.vn/

Fanpage: Radon Việt Nam

Địa chỉ: Tòa nhà An Bình 1, khu đô thị Định Công mới, Hoàng Mai, Hà Nội