Quản lý tài chính trong phòng khám nha khoa là yếu tố vô cùng quan trọng mà mọi chủ đầu tư cần lưu ý. Việc quản lý tài chính sẽ giúp phòng khám tiết kiệm chi phí và gia tăng doanh thu. Tuy nhiên, không phải chủ đầu tư nào cũng có kinh nghiệm quản lý tài chính. Qua bài viết này, Radon Việt Nam sẽ ‘bật mí’ với bạn các phương pháp cũng như kinh nghiệm quản lý tài chính. Nhằm hỗ trợ tối ưu hóa nguồn lực tài chính và phát triển phòng khám của bạn. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Lợi ích khi thực hiện quản lý tài chính trong phòng khám nha khoa
Quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng đối với kinh doanh phòng khám nha khoa. Việc quản lý tài chính có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho chủ đầu tư. Sau đây là những lợi ích khi phòng khám thực hiện việc quản lý tài chính:
1.1. Dễ dàng quản lý các khoản tiền thu chi
Việc quản lý tài chính sẽ giúp phòng khám quản lý thu chi đơn giản và dễ dàng hơn. Đồng thời, điều này cũng đánh giá được chất lượng và hiệu quả của các chiến lược kinh doanh của phòng khám.
1.2. Tiết kiệm chi phí khi thực hiện quản lý tài chính trong phòng khám nha khoa
Quản lý tài chính hiệu quả sẽ hỗ trợ phòng khám giảm thiểu các chi phí lãng phí. Bên cạnh đó, việc quản lý cũng đảm bảo mọi khoản đầu tư hay chi phí đều được kiểm soát và sử dụng đúng mục đích. Ngoài ra, quản lý tài chính còn giúp phòng khám có thể tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên. Đặc biệt là trong việc mua sắm thiết bị nha khoa.
1.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của phòng khám
Quản lý tài chính giúp phòng khám tối ưu hóa các nguồn lực. Nhằm phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ nha khoa. Đồng thời, điều này còn hỗ trợ phòng khám có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp. Từ đó, vị thế cạnh tranh của phòng khám cũng được gia tăng.
1.4. Gia tăng doanh thu khi quản lý tài chính trong phòng khám nha khoa
Khi tài chính được quản lý hiệu quả, lợi nhuận của phòng khám sẽ gia tăng. Đồng thời, phòng khám có thể đưa ra các chính sách giảm giá dịch vụ. Nhằm thu hút khách hàng tiềm năng và giữ mối quan hệ với khách hàng cũ. Ngoài ra, phòng khám sẽ đưa ra các kế hoạch thu chi hợp lý và chính xác hơn.
2. Những khó khăn thường gặp trong việc quản lý tài chính trong phòng khám nha khoa
Tuy nhiên, các chủ đầu tư hiện nay phải đối mặt với một số khó khăn và thách thức trong việc quản lý tài chính. Sau đây là những khó khăn phổ biến mà họ thường gặp:
2.1. Các nguồn chi phí thu và chi đa dạng
Phòng khám nha khoa sẽ phải đối mặt với nguồn thu từ bệnh nhân, bảo hiểm y tế và khoản chi phí khác. Chưa kể, các nguồn tiền chi để mua sắm, vận hành phòng khám cũng rất đa dạng. Với sự đa dạng của những khoản thu chi, phòng khám có thể gặp khó khăn trong quản lý tài chính nha khoa.
2.2. Thiếu nhân lực có kinh nghiệm khi quản lý tài chính trong phòng khám nha khoa
Hiện nay, các phòng khám thường gặp phải tình trạng thiếu nhân lực có kinh nghiệm lâu năm trong việc quản lý tài chính. Điều này có thể gây ra các sai sót và rủi ro khi vận hành phòng khám. Việc tuyển dụng kế toán cũng là điều khiến rất nhiều chủ đầu tư ‘đau đầu’.
2.3. Các rủi ro liên quan đến tài chính
Một số rủi ro như thất thoát hàng hóa, sự cố kỹ thuật,..sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính của phòng khám. Do đó, nếu không quản lý tài chính hiệu quả thì phòng khám có thể vấp phải các khó khăn về chi phí sửa chữa hay giải quyết rủi ro.
2.4. Không có kế hoạch quản lý tài chính trong phòng khám nha khoa
Đây là khó khăn phổ biến nhất mà các phòng khám thường gặp. Nếu không có kế hoạch tài chính chi tiết thì phòng khám có thể bị thiếu hụt vốn để duy trì kinh doanh. Trong một thời gian dài thiếu hụt vốn, phòng khám sẽ không còn khả năng vận hành và dẫn tới đóng cửa.
3. Kinh nghiệm quản lý tài chính trong phòng khám nha khoa hiệu quả
3.1. Lập kế hoạch tài chính
Để quản lý tốt vấn đề tài chính, chủ đầu tư sẽ phải lập kế hoạch chi phí cụ thể cho phòng khám. Kế hoạch này sẽ bao gồm: phân tích tài chính; lập ngân sách chi phí; dự toán nguồn thu chi; lên kế hoạch cho các hoạt động tài chính trong tương lai.
3.2. Theo dõi khoản thu và chi phí để quản lý tài chính phòng khám nha khoa hiệu quả
Chủ đầu tư cần theo dõi thu chi của phòng khám. Nhằm nắm bắt các khoản cần thu chi cũng như gia tăng tính minh bạch. Qua việc theo dõi này, chủ đầu tư còn có thể cân đối lại khoản chi phí không phù hợp. Ngoài ra, chủ phòng khám có thể tối ưu một số các chi phí như chi phí tuyển dụng nhân sự, chi phí marketing,…
3.3. Xây dựng nguồn quỹ dự trữ
Một khoản dự trữ bao gồm chi phí dành cho 6 tháng vận hành của phòng khám. Nguồn tiền này sẽ giúp phòng khám giảm thiểu những rủi ro tài chính bất ngờ. Qua đó, phòng khám vẫn có thể duy trì vận hành nếu gặp phải bất kỳ rủi ro nào. Đây là yếu tố cần thiết giúp chủ đầu tư quản lý tài chính trong phòng khám nha khoa hiệu quả.
3.4. Đầu tư vào công nghệ hiện đại
Phòng khám có thể gia tăng doanh thu, phòng ngừa lạm phát dựa vào việc đầu tư các công nghệ hiện đại. Đây cũng là phương pháp hỗ trợ cơ sở nha khoa quản lý tài chính hiệu quả. Ngoài ra, cách này còn giúp phòng khám giảm chi phí và nâng cao chất lượng. Một số các hạng mục đầu tư phổ biến là: thiết bị nha khoa; cơ sở vật chất phòng khám;..
3.5. Đặt mục tiêu khi quản lý tài chính trong phòng khám nha khoa
Bên cạnh kế hoạch tài chính, chủ đầu tư cũng cần đặt mục tiêu tài chính cho phòng khám của mình. Việc đặt mục tiêu giúp phòng khám có thể đo lường và đánh giá mức độ hiệu quả của việc quản lý tài chính. Chủ đầu tư có thể đặt mục tiêu về: lợi nhuận (tháng/quý/năm); đầu tư thiết bị nha khoa hiện đại; đào tạo nhân sự;… Đây là cơ sở để giúp chủ đầu tư đưa ra các quyết định quan trọng khi kinh doanh phòng khám trong tương lai.
3.6. Quản lý công nợ
Chủ đầu tư nên thiết lập quy trình thu tiền và tạo điều kiện cho bệnh nhân thanh toán chi phí nha khoa đúng hạn. Trong trường hợp phòng khám có các khoản nợ khác, chủ đầu tư cần đặt mục tiêu và lập kế hoạch chi trả nợ đúng hạn. Nhằm tránh các rắc rối không đáng có và chúng trở thành gánh nặng cho phòng khám.
>> Xem thêm: Radon Việt Nam – Cung ứng thiết bị vật tư nha khoa
4. Một số lưu ý khi thực hiện quản lý tài chính trong phòng khám nha khoa
Để vận hành và phát triển phòng khám, chủ đầu tư cần lưu ý một số điều sau khi quản lý tài chính:
- Điều chỉnh giá dịch vụ: thu hút khách hàng tiềm năng; giữ chân khách cũ; gia tăng doanh thu
- Điều chỉnh kế hoạch tài chính thường xuyên: tối ưu vận hành; tiết kiệm chi phí; có thể điều chỉnh phù hợp nếu có thay đổi trong hoạt động phòng khám.
- Theo dõi thu chi hằng tháng: kiểm soát ngân sách; tối ưu hóa các khoản chi phí
- Sử dụng phần mềm quản lý: dễ dàng theo dõi giao dịch chi phí; tạo báo cáo tài chính; đưa ra kế hoạch quản lý hiệu quả hơn
- Kế hoạch về chi phí dự phòng: giảm thiểu tình trạng rủi ro tài chính bất ngờ
- Tìm hiểu về pháp luật: tránh các rủi ro pháp lý; đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật
5. Kết luận
Trên đây, Radon Việt Nam đã chia sẻ chi tiết về kinh nghiệm quản lý tài chính trong phòng khám nha khoa. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn các phương pháp cũng như các lưu ý khi quản lý tài chính.
Để tối ưu chi phí phát triển phòng khám, chủ đầu tư hoàn toàn có thể lựa chọn Radon Việt Nam – Giải pháp nha khoa. Chúng tôi đã có 10 năm kinh nghiệm cung cấp các dịch vụ nha khoa từ thiết kế tới truyền thông marketing. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận ưu đãi hấp dẫn!
Radon Việt Nam – Giải pháp nha khoa trọn gói – Nâng tầm nha khoa toàn năng!
Mọi thông tin chi tiết liên hệ tại đây!
Hotline: 088 654 5858
Email: mktradon@gmail.com
Website: https://radonvietnam.vn/
Fanpage: Radon Việt Nam
Địa chỉ: Tòa nhà An Bình 1, khu đô thị Định Công mới, Hoàng Mai, Hà Nội