Vô trùng dụng cụ nha khoa là một quy trình quan trọng để đảm bảo sức khoẻ và bảo vệ bệnh nhân, nhân viên. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, không ít nha khoa đã mắc phải những sai lầm. Những sai lầm này dẫn đến nguy cơ lây nhiễm chéo các bệnh truyền nhiễm. Bài viết này của Radon Việt Nam sẽ phân tích những sai lầm thường gặp khi phòng khám vô trùng dụng cụ. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đưa ra cho bạn những lời khuyên để giúp nha khoa tránh mắc phải sai lầm trong suốt quá trình vô trùng.
1. Tác hại của việc vô trùng dụng cụ nha khoa không đúng cách
Việc vô trùng dụng cụ nha khoa không đúng cách có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm:
1.1 Lây nhiễm chéo các bệnh truyền nhiễm qua đường máu và nước bọt
Vi khuẩn, virus, nấm và bào tử có thể tồn tại trên dụng cụ nếu dụng cụ nha khoa không được vô trùng đúng cách. Những tác nhân này có thể lây nhiễm sang bệnh nhân tiếp theo. Chúng sẽ gây ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chẳng hạn như: HIV/AIDS; viêm gan B; viêm gan C; Herpes;…
1.2 Ảnh hưởng đến cơ thể và sức khỏe của bệnh nhân
Vi khuẩn, virus, nấm và bào tử có thể gây ra nhiều khó chịu và biến chứng nghiêm trọng cho bệnh nhân. Thậm chí, chúng có thể khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng máu và đe doạ tính mạng của họ. Do đó, vô trùng dụng cụ là một quy trình bắt buộc trong tất cả các phòng khám. Quy trình sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, virus, nấm bào tử,..trên các dụng cụ nha khoa.
1.3 Vô trùng dụng cụ sai cách gây tổn thất cho cơ sở nha khoa
Việc lây nhiễm bệnh cho bệnh nhân sẽ gây ra những tổn thất về kinh tế và uy tín cho cơ sở nha khoa. Bệnh nhân sẽ mất niềm tin vào nha khoa và không quay lại điều trị.
2. Những sai lầm thường gặp trong vô trùng dụng cụ nha khoa
Sau đây là những sai lầm thường gặp trong vô trùng dụng cụ nha khoa:
2.1 Phân loại dụng cụ không chính xác
Dụng cụ nha khoa sẽ được chia thành nhiều loại, tuỳ thuộc vào chất liệu, cấu tạo và mức độ tiếp xúc với máu, nước bọt của bệnh nhân. Mỗi loại có một phương pháp vô trùng khác nhau. Nếu phân loại không chính xác, sẽ dẫn đến việc vô trùng không đúng cách, không đạt hiệu quả. Một số loại dụng cụ nha khoa cần được phân loại riêng biệt như:
- Dụng cụ tiếp xúc với máu và nước bọt: dụng cụ sử dụng trong các thủ thuật xâm lấn (nhổ răng, lấy cao răng,..)
- Dụng cụ không tiếp xúc với máu và nước bọt: dụng cụ dùng trong quá trình tư vấn, thăm khám.
- Dụng cụ sử dụng một lần: dụng cụ chỉ sử dụng cho một bệnh nhân và sau đó được vứt bỏ.
2.2 Không bảo quản dụng cụ vô trùng nha khoa đúng cách
Dụng cụ vô trùng cần được bảo quản đúng cách để duy trì hiệu quả tiệt trùng trong thời gian dài. Nếu bảo quản dụng cụ khử trùng không đúng cách, vi khuẩn, virus, nấm và bào tử có thể xâm nhập trở lại. Đồng thời, chúng cũng làm giảm hiệu quả vô trùng.
2.3 Không đóng dụng cụ vô trùng nha khoa đúng cách
Dụng cụ vô trùng cần được đóng gói đúng cách để tránh vi khuẩn, virus, nấm và bào tử xâm nhập trở lại. Nếu đóng gói dụng cụ sai cách, sẽ làm giảm hiệu quả vô trùng. Từ đó, chúng dẫn đến nguy cơ lây nhiễm bệnh cho bệnh nhân.
2.4 Sử dụng dung dịch khử trùng không đúng cách
Dung dịch khử trùng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của quá trình vô trùng dụng cụ nha khoa. Nếu sử dụng dung dịch sai cách, bạn sẽ không thể tiêu diệt được vi khuẩn, virus hay nấm và bào tử. Một số sai lầm khi sử dụng dung dịch khử trùng là dùng dung dịch hết hạn, pha dung dịch không đúng nồng độ,..
2.5 Cọ rửa dụng cụ không sạch
Cọ rửa dụng cụ là bước quan trọng để loại bỏ các chất bẩn, mảnh vụn bám trên dụng cụ. Nếu cọ rửa dụng cụ không sạch, các chất bẩn này sẽ là nơi trú ngụ của vi khuẩn, virus, nấm và bào tử.
2.6 Vô trùng dụng cụ nha khoa không đúng thời gian, nhiệt độ và áp suất
Vô trùng là bước cuối cùng trong quá trình khử trùng dụng cụ. Hiện nay, tiệt khuẩn bằng hơi nước là phương pháp phổ biến nhất trong nha khoa. Nếu khử trùng dụng cụ không đúng thời gian, nhiệt độ hay áp suất, sẽ không thể tiêu diệt được các tác nhân gây bệnh.
>> Xem thêm: Tiêu chuẩn phòng vô trùng chuẩn Âu: Đảm bảo an toàn và chất lượng điều trị
3. Làm thế nào để hạn chế những sai lầm khi vô trùng dụng cụ nha khoa?
Để tránh mắc sai lầm trong quy trình vô trùng, phòng khám cần thực hiện theo các lời khuyên sau:
3.1 Sử dụng các thiết bị, vật tư vô trùng chuyên dụng
Phòng khám cần sử dụng các loại thiết bị, vật tư vô trùng chuyên dụng. Các thiết bị, vật tư liên quan sẽ giúp phòng khám đảm bảo quy trình và hiệu quả vô trùng dụng cụ nha khoa.
3.2 Tuân thủ quy trình vô trùng dụng cụ nha khoa tiêu chuẩn
Đây là biện pháp quan trọng nhất để đảm bảo dụng cụ được vô trùng đúng cách. Tiêu chuẩn vô trùng dụng cụ được quy định cụ thể trong các tài liệu hướng dẫn của các tổ chức Y tế hoặc nhà sản xuất. Phòng khám cần tuân thủ quy trình vô trùng theo tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn và hiệu quả khử khuẩn.
3.3 Đào tạo nhân viên về vô trùng dụng cụ nha khoa
Nhân viên nha khoa cần được đào tạo đầy đủ về quy trình tiệt khuẩn dụng cụ. Điều này sẽ giúp họ thực hiện quy trình đúng cách. Đào tạo cũng hỗ trợ nhân viên nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc vô trùng dụng cụ. Đồng thời, họ có thể tiến hành khử trùng dụng cụ đúng cách.
3.4 Kiểm tra và giám sát thường xuyên
Phòng khám cần kiểm tra, giám sát thường xuyên quy trình vô trùng dụng cụ nha khoa. Nhằm đảm bảo hiệu quả vô trùng và an toàn cho người sử dụng. Kiểm tra, giám sát thường xuyên giúp phát hiện và khắc phục kịp thời các sai sót trong quy trình vô trùng.
4. Quy trình vô trùng dụng cụ nha khoa tiêu chuẩn
Dưới đây là quy trình vô trùng tiêu chuẩn mà bạn cần lưu ý:
Bước 1: Chuẩn bị
Bước đầu tiên là chuẩn bị các dụng cụ và thiết bị cần thiết. Thiết bị, vật tư sẽ bao gồm: nồi hấp tiệt trùng; máy ngâm khử trùng; máy rung; găng tay; kính bảo hộ; áo choàng; bao bì vô trùng.
Bước 2: Phân loại và khử trùng dụng cụ nha khoa
- Dụng cụ cần được phân loại theo chất liệu, cấu tạo và mức độ tiếp xúc với máu và nước bọt của bệnh nhân.
- Mỗi loại dụng cụ cần được khử trùng bằng phương pháp phù hợp.
Bước 3: Cọ rửa và xả sạch dụng cụ
- Dụng cụ cần được cọ rửa kỹ lưỡng bằng bàn chải và dung dịch rửa dụng cụ chuyên dụng. Việc này sẽ giúp loại bỏ các chất bẩn và máu, nước bọt còn sót lại.
- Dụng cụ được ngâm trong dung dịch khử khuẩn trong 15-30 phút. Các loại dung dịch thường được dùng là formaldehyde, hydrogen peroxide hoặc glutaraldehyde.
- Dụng cụ sau khi cọ rửa cần được xả sạch bằng nước cất hoặc nước khử trùng.
Bước 4: Vệ sinh và lau khô dụng cụ nha khoa
- Dụng cụ sau khi xả sạch cần được lau khô hoàn toàn bằng khăn sạch.
- Dụng cụ sau khi lau khô cần được vệ sinh bằng máy rung. Nhằm loại bỏ hoàn toàn nước và chất bẩn còn sót lại.
Bước 5: Sấy khô và đóng gói dụng cụ trước khi hấp
- Sử dụng máy sấy tiệt trùng để sấy khô dụng cụ.
- Đảm bảo dụng cụ được sấy khô hoàn toàn trước khi đóng gói.
- Đóng gói dụng cụ bằng bao bì vô trùng, đảm bảo dụng cụ không bị tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
- Sử dụng nhãn mác để ghi rõ ngày và giờ vô trùng, loại dụng cụ.
Bước 6: Tiệt khuẩn và vô trùng dụng cụ nha khoa
- Dụng cụ cần được tiệt khuẩn bằng phương pháp phù hợp với từng loại dụng cụ.
- Thời gian, nhiệt độ và áp suất tiệt trùng cần được tuân thủ theo quy định.
Bước 7: Kiểm tra dụng cụ sau khi vô trùng
Dụng cụ sau khi tiệt trùng cần được kiểm tra bằng các phương pháp thích hợp:
- Sử dụng giấy chỉ thị hoá học.
- Kiểm tra bằng kính hiển vi.
- Thử nghiệm cấy vi khuẩn.
5. Kết luận
Vô trùng dụng cụ là một quy trình quan trọng nhằm đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và nhân viên. Phòng khám cần tuân thủ quy trình vô trùng dụng cụ nha khoa theo tiêu chuẩn, sử dụng các thiết bị tiệt trùng chuyên dụng. Đồng thời, bạn cũng nên kiểm tra, giám sát vật tư và đào tạo nhân viên thường xuyên để hạn chế các sai lầm.
Tại Radon Việt Nam, chúng tôi cung cấp giải pháp nha khoa tổng thể, bao gồm: thiết kế thi công; thiết bị nha khoa; sản xuất nội thất; thiết kế website – bộ nhận diện thương hiệu; giải pháp marketing; đào tạo nha khoa.
Radon Việt Nam – Giải pháp nha khoa trọn gói – Nâng tầm nha khoa toàn năng!
Mọi thông tin chi tiết liên hệ tại đây!
Hotline: 088 654 5858
Email: mktradon@gmail.com
Website: https://radonvietnam.vn/
Fanpage: Radon Việt Nam
Địa chỉ:
CS1: Tòa nhà An Bình 1, khu đô thị Định Công mới, Hoàng Mai, Hà Nội
CS2: 84/1 đường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh