Chi phí mở phòng khám nha khoa bao gồm các chi phí cố định ban đầu và các khoản chi phí duy trì khác. Chi phí này thường không hề nhỏ nhưng nếu biết cách tính toán và phân bổ hợp lý, thì chủ đầu tư sẽ tiết kiệm tối đa để lên kế hoạch cho tương lai.
1. Chi phí mặt bằng
Chi phí mở phòng khám nha khoa đầu tiên mà chủ đầu tư cần quan tâm đó chính là chi phí mặt bằng. Việc lựa chọn mặt bằng phòng khám phù hợp rất quan trọng. Vì nó quyết định đến sự thành công trong quá trình kinh doanh của nha khoa. Bên cạnh việc đáp ứng tiêu chí diện tích phù hợp, dễ dàng tiếp cận khách hàng, thì phòng khám cũng cần thỏa mãn quy định của pháp luật.
- Phòng khám chuyên gia phải có buồng khám, chữa bệnh có diện tích ít nhất 10m2
- Phòng khám chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ phải có thêm buồng lưu người bệnh có diện tích ít nhất 12m2
- Có buồng thăm dò chức năng với diện tích ít nhất 10m2 nếu có thực hiện thủ thuật, bao gồm cả cấy ghép Implant
- Phòng khám chuyên răng hàm mặt nếu có từ 3 ghế trở lên thì diện tích cho mỗi ghế ít nhất là 5m2
Tùy theo giá thuê mặt bằng ở từng khu vực thì, chi phí thuê có thể dao động từ 10-80 triệu/ tháng.
2. Chi phí thiết bị nha khoa
Một nha khoa uy tín phải đảm bảo điều kiện trang thiết bị hiện đại và đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đây là những dụng cụ, thiết bị, vật tư được sử dụng để phục vụ cho quá trình điều trị bệnh nhân.
2.1 Các thiết bị cố định ban đầu bao gồm:
- Ghế nha
- Tay khoan nha khoa
- Thiết bị chăm sóc- vệ sinh răng miệng (Máy lấy cao)
- Đèn trám
- Thiết bị chẩn đoán hình ảnh
- Máy nội nha, máy nén khí
- Thiết bị vô trùng
2.2 Các thiết bị hiện đại, cao cấp:
- Thiết bị chẩn đoán hình ảnh (Pano, Cepha, 3D)
- Thiết bị phẫu thuật (máy nhổ răng không sang chấn Piezotome; máy cấy ghép Implant, máy tạo hình nướu)
- Thiết bị vệ sinh răng miệng PT-A
- Máy tẩy trắng
- Máy quét Scan- lấy dấu
2.3 Các vật tư tiêu hao
- Bông gạc vô trùng
- Găng tay
- khăn lau miệng
- kim gây tê, thuốc tế
- Nong ống tủy
Theo khảo sát, các nha khoa tư nhân vừa và nhỏ sẽ mua các thiết bị từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Hàn Quốc. Bên cạnh đó có thể lắp ráp tại Việt Nam, hoặc thuê lại các máy móc công nghệ cao để giảm chi phí. Đây là cách thức đầu tư phổ biến do máy móc mới nhập nguyên chiếc từ các nước G7 sẽ có giá rất cao.
Nếu có được đơn vị setup tư vấn phòng khám nha khoa, chủ đầu tư sẽ quản lý kế hoạch chặt chẽ, tránh sai sót, lượng vật tư tiêu, sửa chữa thiết bị giảm đáng kể. Kéo theo đó có thể tiết kiệm chi phí mở phòng khám nha khoa.
3. Chi phí thiết kế – thi công phòng khám
Bên cạnh chuyên môn, tay nghề, danh tiếng của các bác sĩ, để “chạm” đến khách hàng, chủ phòng khám cần đầu thiết kế nha khoa thẩm mỹ, chuẩn công năng. Chi phí thiết kế – thi công sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như tổng diện tích phòng khám, đầu tư nội thất: số lượng, chất liệu, trang trí…
Để hạn chế tối đa sai sót và lãng phí chi phí mở phòng khám nha khoa, chủ đầu tư nên tìm chọn một đơn cung cấp giải pháp trọn gói từ thiết kế đến thi công nha khoa. với các yêu cầu:
- Thỏa thuận hợp đồng minh bạch
- Quy trình rõ ràng
- Đội ngũ KTS, thi công giàu kinh nghiệm, hiểu công năng nha khoa, nhanh nhạy trong nắm bắt xu thế thị trường
- Sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ
- Dịch vụ hậu mãi khách hàng
4. Tiền lương nhân viên
Ngành nha càng ngày càng phát triển, kéo theo là nhu cầu nhân lực và mức lương cho đội ngũ nhân viên phòng khám cũng cao hơn nhiều.
Theo số liệu thống kê, mức lương dành cho nhân sự là một trong các chi phí mở phòng khám nha khoa tốn kém nhất. Mức lương trung bình của một bác sĩ ở nha khoa tư nhân dao động khoảng 10 – 12 triệu khi mới ra nghề. Khi đã có kinh nghiệm lâu năm, mức lương của họ có thể lên tới 50-80 triệu
Một phòng khám cơ bản từ 3-5 ghế thường bao gồm các vị trí như:
- 2 bác sĩ nha khoa (Quỹ lương dao động 100-150 triệu/ tháng)
- 2 trợ thủ – (Quỹ lương dao động 16-24 triệu/ tháng)
- 2 lễ tân – (Quỹ lương dao động 6-8 triệu / tháng)
- 1 kế toán (Quỹ lương dao động 8-12 triệu/ tháng)
Nhìn chung, Lương thưởng cho nhân sự phòng khám sẽ chiếm khoảng 25% chi phí và nên khống chế ở mức tối đa là 30% tổng chi phí.
5. Chi phí marketing
Trong khi thị trường nha khoa sôi động, các phòng khám “mọc như nấm” lên hiện nay, chi phí Marketing chiếm yếu tố sống còn, bao gồm:
- Chi phí xây dựng thương hiệu và bộ nhận diện thương hiệu
- Chi phí quảng cáo (Truyền thống: tờ rơi, băng rôn, quảng cáo truyền hình; Online: Facebook Ads, Google Ads, Website, PR…)
- Chi phí cho các chương trình sự kiện (quảng tặng, voucher, sự kiện…)
Thông thường chi phí Marketing thường chiếm chiếm 10% tổng chi phí hàng tháng.
6. Chi phí khác
Trong bảng tính toán chi phí mở phòng khám nha khoa, chủ đầu tư nhất định cần dự trù cho những khoản chi phí phát sinh khác: Gia hạn giấy phép hành nghề, phí hiệp hội nha khoa, chi phí giáo dục đào tạo, bảo hiểm sơ suất…
Bên cạnh đó, là các chi phí duy trì hoạt động của phòng khám: Tiền điện, nước, bảo trì, sửa chữa vật liệu, thiết bị…
Tổng kết
Nhìn chung, để mở được một phòng khám thì chủ đầu tư cần dành rất nhiều thời gian. Nhằm lên kế hoạch phân bổ chi phí cho hợp lý, tiết kiệm. Tùy theo quy mô và sự đầu tư của từng nha khoa mà chi phí này có sự chênh lệch và dao động nhất định. Để tối ưu chi phí và tiết kiệm thời gian, các chủ đầu tư có thể tìm đến các đơn vị tư vấn để có được những chiến lược thông minh.
Radon Việt Nam tự hào là đơn vị tiên phong và duy nhất trên thị trường cung cấp các giải pháp tổng thể để giúp quý bác sĩ setup và vận hành phòng khám nha khoa. Chúng tôi đã đồng hành với gần 2.000 khách hàng trong hành trình kiến tạo và đóng góp cho xã hội những công trình- kiến trúc, sản phẩm-dịch vụ y tế đẳng cấp và trường tồn cùng thời gian.
Các giải pháp mà chúng tôi mang đến bao gồm:
- Thiết kế thi công phòng khám nha khoa
- Cung cấp thiết bị, vật tư
- Sản xuất nội thất
- Đào tạo nha khoa
- Setup vận hành phòng khám
- Giải pháp Marketing
Thông tin chi tiết xin liên hệ:
- Hotline: 088 654 5858 – 096 785 18 60
- Email: mktradon@gmail.com
- Website: https://radonvietnam.vn/
- Fanpage: Radon Việt Nam
- Địa chỉ: Tòa nhà An Bình 1, khu đô thị Định Công mới, Hoàng Mai, Hà Nội