Sức khỏe răng miệng là vấn đề mà hầu hết mọi người vẫn chưa chú trọng đến nhiều. Bởi họ nghĩ rằng răng miệng không thể ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể và có thể dễ dàng. Thực tế, răng miệng có liên quan mật thiết cũng như là yếu tố ảnh hưởng quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe tổng quan của mỗi người. Do đó, việc duy trì răng miệng là điều cần và nên làm của mỗi người. Qua bài viết dưới đây, Radon Việt Nam sẽ giải đáp tất tần tật về tầm quan trọng của việc duy trì cũng như những điều cần lưu ý khi chăm sóc răng miệng!
1. Tại sao nên duy trì sức khỏe răng miệng?
Miệng được coi là nơi kết nối trực tiếp với đường hô hấp, tiêu hóa và là nơi hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn vào trong cơ thể. Đây cũng là nơi chưa rất nhiều các loại vi khuẩn gây hại ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể.
Vi khuẩn xâm nhập lâu ngày có thể khiến nướu của bạn mắc phải các bệnh lý nha khoa hoặc gây ra tình trạng nhiễm trùng. Sau một thời gian dài không xử lý thì tình trạng viêm nướu sẽ phát triển thành bệnh lý viêm nha chu và ảnh hưởng nặng nề tới toàn bộ cơ thể. Do đó, bạn nên duy trì sức khỏe răng miệng trong trạng thái tốt nhất. Nhằm bảo vệ sức khỏe cũng như đảm bảo độ thẩm mỹ của răng miệng.
2. Tầm quan trọng của sức khỏe răng miệng đối với cơ thể
Duy trì và chăm sóc răng miệng là điều rất quan trọng đối với cơ thể của mỗi người. Vì nếu không lưu ý thì bạn có thể mắc phải các bệnh lý khó điều trị dứt điểm và sức khỏe cơ thể sẽ giảm sút. Dưới đây sẽ là những tác hại của việc không chăm sóc răng miệng đúng cách mà bạn có thể gặp phải:
2.1. Sức khỏe răng miệng đối cơ thể – Chứng hôi miệng
Hậu quả đầu tiên do việc vệ sinh răng miệng không tốt chính là xuất hiện chứng hôi miệng. Khi các vụn thức ăn bám trên răng mà không được loại bỏ thì hơi thở của bạn sẽ bắt đầu có mùi. Vi khuẩn tích tụ càng lâu thì chứng hôi miệng sẽ càng thêm nặng nề. Trong trường hợp này, bạn cần đánh răng thường xuyên và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám và thức ăn thừa.
2.2. Sức khỏe răng miệng đối cơ thể – Bệnh tiểu đường
Viêm nha chu là bệnh lý có mối liên kết trực tiếp với cơ thể. Vì viêm nha chu có thể làm suy giảm đi khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Ngược lại, bệnh tiểu đường cũng là yếu tố gây nên bệnh lý viêm nha chu. Do đó, nếu bạn chăm sóc răng miệng phù hợp thì bạn hoàn toàn có thể cải thiện được bệnh tình và giảm mức độ của bệnh viêm nha chu.
2.3. Sức khỏe răng miệng đối cơ thể – Bệnh tim mạch
Theo các chuyên gia, vi khuẩn từ miệng lan qua đường máu có thể gây nên dạng nhiễm trùng màng trong của buồng hay van tim (chứng viêm nội tâm mạc). Những vi khuẩn này sẽ bám vào một số khu vực tim của người bệnh và khiến người bệnh mắc phải bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, tình trạng đột quỵ và tắc động mạch cũng có liên quan tới vi khuẩn đường miệng.
2.4. Sức khỏe răng miệng đối cơ thể – Quá trình mang thai
Trong quá trình mang thai, phụ nữ thường xuất hiện những thay đổi nội tiết tố. Do đó, tỷ lệ có nguy cơ bị mắc phải các bệnh lý nha khoa ở họ sẽ cao hơn so với người khác. Và, bệnh lý nha khoa sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm như sinh non, con nhẹ cân trẻ dễ bị sâu răng do di truyền,… Để đảm bảo sức khỏe của thai kỳ, các chuyên gia khuyến khích các mẹ bầu nên chăm sóc và khám răng định kỳ.
2.5. Sức khỏe răng miệng đối cơ thể – Các vấn đề khác
Ngoài những điều trên, việc chăm sóc răng miệng còn ảnh hưởng tới các bệnh lý khác như viêm phổi và xương khớp. Viêm nha chu có thể khiến bệnh lý về phổi trở nên nghiêm trọng hơn khi vi khuẩn trong miệng xâm nhập vào phổi. Song, tình trạng mất răng và tiêu xương cũng liên quan tới bệnh loãng xương.
3. Những điều bệnh nhân cần lưu ý để duy trì sức khỏe răng miệng
Bệnh nhân khi chăm sóc răng miệng không nên đặt mục đích cải thiện nụ cười lên đầu mà đây cũng là cách giúp chúng ta ngăn ngừa chứng hôi miệng và hạn chế các bệnh lý của có thể. Duy trì sức khỏe răng miệng là một phương pháp hiệu quả để loại bỏ mầm bệnh và vi khuẩn trong khoang miệng. Từ đó, chúng ta vừa có thể bảo vệ răng miệng vừa đảm bảo được sức khỏe cơ thể. Sau đây là những điều mà bệnh nhân cần lưu ý:
3.1. Sử dụng các sản phẩm mà chuyên gia khuyên dùng
Bệnh nhân nên sử dụng các sản phẩm nha khoa được các chuyên gia khuyên dùng. Các sản phẩm này sẽ dựa trên thói quen, tuổi tác, yếu tố di truyền và thuốc điều trị phù hợp.
3.2. Yên tâm về kỹ thuật và chất lượng của nha khoa
Nha sĩ luôn kiểm tra kỹ lưỡng bằng việc sử dụng nhiều thiết bị nha khoa và kỹ thuật chuyên ngành. Nhằm chẩn đoán bệnh lý nha khoa và kiểm tra độ bám xung quanh răng.
3.3. Kế hoạch điều trị chi tiết
Sau khi chẩn đoán, nha sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị chi tiết và phù hợp với bệnh nhân. Họ sẽ cung cấp cho bệnh nhân những dịch vụ chăm sóc tốt nhất về răng miệng. Ngoài ra, nha sĩ cũng hướng dẫn bạn các cách giúp cải thiện hàm răng và phương pháp duy trì chế độ răng miệng hợp lý.
3.4. Nha sĩ thực hiện theo đúng quy trình
Khi tới thăm khám tại các cơ sở nha khoa, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị về các bệnh lý nha khoa. Trong trường hợp, bệnh nhân lâu ngày không đến nha khoa hay chụp X-Quang phát hiện các mảng bám tích tụ lâu ngày. Bệnh nhân sẽ được nha sĩ chỉ định vệ sinh răng miệng trước khi điều trị. Và, bệnh nhân nên tái khám theo chỉ định của nha sĩ. Nhằm kiểm tra về tình trạng răng miệng cũng như tham khảo cách duy trì sức khỏe răng miệng.
3.5. Thăm khám định kỳ
Các chuyên gia khuyến nghị khoảng thời gian hợp cho việc thăm khám nha khoa là 6 tháng một lần. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu của viêm nha chu thì nha sĩ sẽ chỉ định bạn nên tái khám định kỳ cứ 3 tháng một lần. Bởi bệnh lý này có thể gây nên các biến chứng khôn lường và khiến bạn bị tiêu xương. Bên cạnh đó, bạn cũng nên nắm được các chế độ duy trì sức khỏe răng miệng nghiêm ngặt giữa các lần khám định kỳ.
4. Phương pháp duy trì sức khỏe răng miệng tốt nhất
Bạn có thể tham khảo một số cách chăm sóc dưới đây:
- Đánh răng thường xuyên mỗi ngày hai lần và sử dụng kem đánh răng, bàn chải phù hợp
- Sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn hằng ngày
- Chế độ ăn uống phù hợp và cung cấp đầy đủ dưỡng chất, hạn chế đồ ngọt trong thức đơn mỗi ngày
- Không nên sử dụng thuốc lá
- Dùng các loại nước súc miệng chuyên dụng nhằm loại bỏ các mảng bám trên răng
- Lấy cao răng và thăm khám tại nha khoa định kỳ 6 tháng/1 lần
- Kiểm tra và điều trị sớm các bệnh lý nha khoa nhằm bảo vệ sức khỏe tổng quan hiệu quả nhất
5. Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết về những loại thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi mới nhổ răng mà Radon Việt Nam đã chia sẻ. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ biết cách làm sao để giảm đau nhanh chóng khi nhổ răng. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý một số bí quyết chăm sóc răng miệng sau khi thực hiện nhổ răng.
Tại Radon Việt Nam, chúng tôi cung cấp giải pháp nha khoa trọn gói cho mọi phòng khám nha khoa.
Mọi thông tin chi tiết liên hệ tại đây!
Hotline: 088 654 5858
Email: mktradon@gmail.com
Website: https://radonvietnam.vn/
Fanpage: Radon Việt Nam
Địa chỉ: Tòa nhà An Bình 1, khu đô thị Định Công mới, Hoàng Mai, Hà Nội