Khách hàng tiềm năng là yếu tố quan trọng góp phần tăng doanh thu phòng khám và thu hút số lượng lớn khách hàng khác. Vì vậy, phòng khám nào cũng cần trang bị cho nhân viên tư vấn cách tiếp cận và chăm sóc khách hàng hợp lý. Nhằm khiến khách hàng hài lòng và quay trở lại sử dụng dịch vụ thường xuyên. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều nha khoa mắc phải sai lầm khi chăm sóc khách hàng. Qua bài viết này, Radon Việt Nam sẽ chỉ ra những sai lầm thường gặp khi tiếp cận khách hàng tiềm năng, giúp bạn phát triển phòng khám tốt hơn.
1. Khách hàng tiềm năng là gì?
Khách hàng tiềm năng là cá nhân hay nhóm người quan tâm tới dịch vụ nha khoa mà phòng khám cung cấp. Khác với những khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ, khách hàng tiềm năng có đủ khả năng chi trả nhưng vẫn muốn tìm hiểu kỹ hơn về doanh nghiệp cũng như phòng khám của bạn. Họ sẽ là những người rất quan tâm và muốn sử dụng dịch vụ của bạn, nhưng lại chưa đưa ra quyết định lựa chọn.
Hai yếu tố chính để xác định khách hàng tiềm năng:
- Những khách hàng đó phù hợp với chân dung khách hàng mục tiêu mà phòng khám đề ra.
- Những khách hàng mà bạn có thể thuyết phục họ sử dụng dịch vụ và biến họ thành khách hàng trung thành trong tương lai.
2. Tại sao phải tiếp cận khách hàng tiềm năng?
Khách hàng là đối tượng mà bất cứ phòng khám đều phải ưu tiên hàng đầu. Họ đóng vai trò rất quan trọng trong việc kinh doanh nha khoa. Vậy thì khách hàng tiềm năng đóng vai trò gì mà khiến phòng khám phải chăm sóc thường xuyên?
2.1. Góp phần tăng doanh thu cho phòng khám nha khoa
Khách hàng tiềm năng là những người đang có nhu cầu và họ đã tìm hiểu rất kỹ về nha khoa. Những khách hàng này sẽ có tỷ lệ chuyển đổi rất cao, do họ đã có muốn sử dụng dịch vụ từ trước. Vậy nên, chỉ cần chăm sóc đúng cách, họ sẽ trở thành khách hàng thực sự. Điều đó sẽ khiến doanh thu của phòng khám tăng trưởng đáng kể.
2.2. Thu hút khách hàng khác sử dụng dịch vụ
Đây chính là kênh Marketing 0đ mà phòng khám nha khoa nào cũng muốn hướng đến. Khi khách hàng tiềm năng đã trở thành khách hàng thực sự, phòng khám sẽ tiếp cận được số lượng lớn khách hàng tiềm năng khác. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, bạn cần chắc chắn rằng chất lượng phòng khám phải tốt, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
2.3. Thước đo đánh giá kết quả marketing và sale của phòng khám
Mục đích của marketing và sale chính là xác định được chân dung khách hàng, có một danh sách khách hàng tiềm năng và tăng doanh thu cho phòng khám. Đây cũng là một tiêu chí để bạn có thể đánh giá năng lực nhân viên.
Vậy nên, có càng nhiều khách hàng tiềm năng, càng chứng tỏ phòng khám của bạn đang đầu tư chiến lược marketing và sale đúng đắn. Nếu không có danh sách khách hàng tiềm năng thì bạn cần phải đổi kế hoạch marketing và sale ngay lập tức.
3. Làm sao để tiếp cận khách hàng tiềm năng?
Chủ phòng khám nha khoa có thể tham khảo các cách tiếp cận khách hàng tiềm năng dưới dây. Để thu hút thêm khách hàng, nâng cao thương hiệu và tăng doanh thu cho nha khoa của mình.
3.1. Truyền thông và quảng cáo
Thời đại số phát triển, phòng khám nên chú trọng vào việc đầu tư hình ảnh, độ nhận diện và quảng cáo để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Xây dựng website đầy đủ thông tin, hình ảnh phòng khám sẽ khiến khách hàng cảm thấy yên tâm hơn.
Ngoài ra, bạn có thể chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội nhằm truyền thông tên tuổi. Khiến nhiều đối tượng khách hàng biết đến và tăng độ nhận diện. Khi đó, khách hàng tiềm năng sẽ tìm đến phòng khám của bạn
3.2. Xây dựng thương hiệu thông qua các kênh báo chí uy tín
Từ xưa đến nay, không ai có thể phủ nhận được sự uy tín của các kênh báo chí chuyên đưa tin hay đài truyền hình trực thuộc trung ương. Tuy không hiệu quả bằng các trang mạng xã hội, nhưng bằng cách thông qua báo chí bạn vẫn có thể tìm được cho mình một danh sách các khách hàng quan tâm đến dịch vụ nha khoa.
Cho đến khi, thương hiệu của phòng khám trở nên nổi tiếng hơn, được báo giới biết đến nhiều hơn. Điều đó sẽ tỷ lệ thuận với số lượng khách hàng tìm đến phòng khám.
3.3. Tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua telesale
Telesale không còn quá xa lạ đối với bất cứ hình thức kinh doanh nào. Nhưng, muốn sử dụng hình thức tiếp cận này thì phòng khám cần chuẩn bị trước thông tin khách hàng bao gồm số điện thoại, tên tuổi và địa chỉ,.. Sau đó, nhân viên tư vấn của phòng khám sẽ gọi điện và thuyết phục họ sử dụng dịch vụ nha khoa. Lưu ý, cách này có thể sẽ không hiệu quả nếu bạn áp dụng sai cách.
3.4. Tổ chức sự kiện, hội thảo
Nha khoa là ngành liên quan trực tiếp đến cơ thể con người. Vậy nên đến các y bác sĩ cũng phải thường xuyên cập nhật các kiến thức mới. Do vậy, khi mở hội thảo hoặc sự kiện chia sẻ kiến thức nha khoa sẽ giúp phòng khám xây dựng được tên tuổi. Đồng thời, có thể thu hút được một số lượng khách hàng tiềm năng. Có thể ban đầu họ đến vì muốn tìm hiểu thêm kiến thức. Nhưng, sau đó họ có thể sẽ trở thành khách hàng trung thành của bạn.
3.5. Học tập từ đối thủ cạnh tranh
Trong lĩnh vực kinh doanh nha khoa, bạn cần liệt kê và tìm hiểu kỹ càng về những phòng khám nha khoa đối thủ. Từ đó, bạn sẽ tìm được chiến lược kinh doanh phù hợp cho nha khoa cũng như học tập được một số thế mạnh mà phòng khám đối thủ đang làm.
4. Sai lầm thường gặp khi tiếp cận khách hàng tiềm năng
Và, sau đây là những sai lầm thường gặp khi tiếp cận khách hàng tiềm năng mà nhân viên cần lưu ý.
4.1. Bỏ qua bước nghiên cứu khi tiếp cận khách hàng tiềm năng
Không nghiên cứu kỹ về khách hàng trước khi tư vấn, nhân viên của nha khoa sẽ gặp khó khăn. Vì họ không đoán được nhu cầu và vấn đề mà khách hàng của mình đang gặp phải. Dẫn đến việc nhân viên sale không hiểu và không thể giải quyết vấn đề của khách hàng. Và, phòng khám cứ vậy mất đi những khách hàng tiềm năng.
4.2. Bám sát vào kịch bản có sẵn
Mỗi khách hàng đều có vấn đề riêng và họ muốn tìm một giải pháp có thể giúp họ cải thiện. Nếu quá bám sát vào kịch bản có sẵn thì rất khó để thuyết phục được khách hàng sử dụng dịch vụ. Hoặc tư vấn giải pháp thích hợp cho họ. Trước khi đến phòng khám, có thể khách hàng đã tìm hiểu trước thông tin. Nhưng, họ vẫn sẽ quan tâm rằng liệu những giải pháp của nha khoa có giúp họ giải quyết được vấn đề hay không.
Cứ bám sát vào một kịch bản vốn có sẽ khiến nhân viên sale trở nên cứng nhắc, không tự tin khi tư vấn khách hàng. Dẫn đến việc khách hàng cảm thấy không tin tưởng và không lựa chọn phòng khám.
4.3. Không chú trọng vào hành vi của khách hàng
Chắc hẳn, nhân viên tư vấn nào cũng sẽ mắc phải sai lầm này. Nhân viên sale thường hướng tới những đối tượng có chức vị cũng như có tài chính để tư vấn dịch vụ nha khoa. Thay vì tập trung hướng tới hành vi của khách hàng đang có nhu cầu về nha khoa.
Nếu nhắm đúng tới đối tượng, hành vi của khách hàng. Thì nhân viên có thể thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ. Điều đó sẽ giúp nhân viên tiết kiệm thời gian, chăm sóc khách hàng tiềm năng tốt hơn. Trên hết, doanh thu của phòng khám sẽ tăng đáng kể.
4.4. Theo dõi khách hàng đúng nghĩa
Nếu bạn không cung cấp được giá trị mới thì việc theo dõi khách hàng sẽ trở nên vô nghĩa. Điều đó vô hình sẽ khiến khách hàng của bạn cảm thấy phiền phức. Đừng gửi đi những tin nhắn, thông tin vô nghĩa. Trong khi điều đó không mang lại giá trị gì và khiến lòng tin khách hàng càng ngày càng giảm sút.
5. Kết luận
Trên đây là những sai lầm thường gặp khi tiếp cận khách hàng tiềm năng mà Radon Việt Nam đã chia sẻ. Tại Radon Academy, chúng tôi cung cấp các khóa đào tạo nghiệp vụ lễ tân – tư vấn viên nha khoa chuyên nghiệp. Giúp phòng khám của bạn tối ưu quy trình chăm sóc cũng như tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả nhất!
Mọi thông tin chi tiết liên hệ tại đây!
Hotline: 088 654 5858
Email: mktradon@gmail.com
Website: https://radonvietnam.vn/
Fanpage: Radon Việt Nam
Địa chỉ: Tòa nhà An Bình 1, khu đô thị Định Công mới, Hoàng Mai, Hà Nội