Răng nhạy cảm là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Răng nhạy cảm là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Răng nhạy cảm là tình trạng nha khoa phổ biến, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của nhiều người. Tình trạng này sẽ khiến bạn cảm thấy đau hoặc nhói khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích. Ví dụ như nhiệt độ, axit, ngọt, quá nóng hoặc quá lạnh. Vậy răng nhạy cảm là gì? Nguyên nhân và cách ngăn ngừa tình trạng ê buốt ra sao? Hãy cùng Radon Việt Nam tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này nhé!

1. Răng nhạy cảm là gì?

Răng nhạy cảm là tình trạng răng bị ê buốt hoặc đau khi tiếp xúc với một số yếu tố kích thích. Các yếu tố bao gồm nhiệt độ, thức ăn ngọt, chua, ngoại lực hoặc khí lạnh. Đây còn là một triệu chứng của viêm tủy răng do men răng và ngà răng đã bị mất. Ngà răng là lớp dưới men răng, có chứa các ống thần kinh và mạch máu. Khi men răng và ngà răng bị mòn hoặc hư hỏng, các ống thần kinh sẽ trở nên nhạy cảm và gây ra cảm giác đau nhói. Tình trạng này có thể tác động tới một hoặc nhiều răng và thường xuất hiện độ tuổi 20-50.

Răng nhạy cảm là tình trạng răng bị ê buốt hoặc đau khi tiếp xúc với một số yếu tố kích thích (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Răng nhạy cảm là tình trạng răng bị ê buốt hoặc đau khi tiếp xúc với một số yếu tố kích thích (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

2. Những lý do nào gây nên tình trạng răng nhạy cảm?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra vấn đề răng nhạy cảm ê buốt, trong đó có:

Chải răng quá mạnh hoặc sử dụng bàn chải có lông cứng

Điều này có thể làm tổn thương men răng và làm lộ ngà răng. 

Chải răng quá mạnh hoặc bàn chải lông cứng có thể làm tổn thương men răng và làm lộ ngà răng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Chải răng quá mạnh hoặc bàn chải lông cứng có thể làm tổn thương men răng và làm lộ ngà răng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Sâu răng hoặc hở lợi

Đây là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng răng ê buốt do vi khuẩn trong miệng phá hủy men răng và ngà răng. Khi sâu răng xâm nhập vào men răng và ngà răng, chúng sẽ tạo ra các lỗ hổng trên bề mặt răng. Từ đó, các chất kích thích có thể dễ dàng tiếp xúc với răng. Đồng thời, hở lợi là tình trạng nướu bị co lại hoặc bị tổn thương do viêm nha chu. Cả hai tình trạng này đều làm lộ ra ngà răng và các ống thần kinh và gây nên tình trạng ê buốt và nhạy cảm.

Sử dụng kem đánh răng có chất tẩy trắng hoặc chứa natri lauryl sunfat

Điều này có thể làm khô nướu và kích thích các ống thần kinh trong ngà răng.

Ăn uống không đúng cách

Khi bạn thường xuyên sử dụng các thực phẩm có axit cao, ngọt hoặc lạnh thì men răng và ngà răng của bạn sẽ bị ăn mòn. Một số thực phẩm tác động tới răng bao gồm nước chanh, nước cam, bánh kẹo, kem, soda,…

Ngà răng sẽ bị ăn mòn khi bạn sử dụng nhiều các thực phẩm có axit cao, ngọt hoặc quá lạnh (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Ngà răng sẽ bị ăn mòn khi bạn sử dụng nhiều các thực phẩm có axit cao, ngọt hoặc quá lạnh (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Thói quen xấu

Mài răng hay nghiến răng là một trong nhiều thói quen xấu và thường xảy ra khi bạn căng thẳng, lo lắng và khi ngủ. Các thói quen xấu này có thể làm mòn men răng và ngà răng.

Vết nứt trên răng

Răng có thể bị nứt do va đập mạnh, cắn vào vật cứng hoặc do quá trình lão hóa. Những vết nứt trên răng sẽ làm cho các chất kích thích bên ngoài dễ dàng xâm nhập.

Điều trị nha khoa

Một số điều trị như trám răng, chỉnh nha, tẩy trắng răng,.. cũng có thể gây nên tình trạng răng ê buốt tạm thời. Bởi vì các phương pháp điều trị sẽ làm kích thích các ống thần kinh trong ngà răng. 

Trám răng, tẩy trắng răng,... cũng có thể gây nên tình trạng răng ê buốt tạm thời (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Trám răng, tẩy trắng răng,… cũng có thể gây nên tình trạng răng ê buốt tạm thời (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3. Cách điều trị răng nhạy cảm hiệu quả

Để điều trị hiệu quả tình trạng này, bạn cần xác định nguyên nhân gây ra và phương pháp khắc phục. Bạn có thể thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà hoặc đi tới các cơ sở nha khoa. Một số cách chữa răng nhạy cảm có thể kể đến như sau:

Dùng loại kem đánh răng phù hợp cho răng nhạy cảm 

Kem đánh răng có chứa các thành phần như kali nitrat, fluorid hoặc strontium chloride. Loại kem đánh răng này sẽ giúp làm giảm sự kích thích của các dây thần kinh trong ngà răng. Đồng thời, chúng cũng tạo ra một lớp màng bảo vệ cho ngà răng. Bạn nên sử dụng kem đánh răng theo hướng dẫn của nha sĩ và chải răng 2 lần/ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Kem đánh răng cho răng nhạy cảm sẽ giúp làm giảm sự kích thích của các dây thần kinh trong ngà răng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Kem đánh răng sẽ giúp làm giảm sự kích thích của các dây thần kinh trong ngà răng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Dùng miếng dán cho răng nhạy cảm

Miếng dán này có chứa các chất hoạt động như oxit nhôm, oxit kẽm hoặc oxit canxi. Điều này giúp làm bít các ống thần kinh và làm giảm sự nhảy cảm. Bạn có thể sử dụng miếng dán để dán lên các vùng răng nhạy cảm trong khoảng 10 phút mỗi ngày hoặc theo chỉ định của nha sĩ. Miếng dán hỗ trợ giảm triệu chứng ê buốt và bảo vệ ngà răng.

Dùng bàn chải điện cho răng nhạy cảm

Bàn chải điện là một lựa chọn tốt cho người gặp phải tình trạng răng ê buốt. Bởi vì nó có thể làm sạch răng một cách nhẹ nhàng và hiệu quả. Bàn chải điện sẽ giúp giảm kích thích của các dây thần kinh trong ngà răng. Tuy nhiên, bạn nên chọn loại bàn chải có đầu tròn và lông mềm. Chúng sẽ làm sạch răng hơn mà không làm tổn thương nướu hay men răng. Bên cạnh đó, bạn cần điều chỉnh chế độ, cường độ và độ rung phù hợp với tình trạng răng của mình.

Bàn chải điện là một lựa chọn tốt cho người gặp phải tình trạng răng nhạy cảm ê buốt (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Bàn chải điện là một lựa chọn tốt cho người gặp phải tình trạng răng ê buốt (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Dùng thuốc uống 

Thuốc uống cho răng nhạt là loại thuốc chứa các hoạt động như ibuprofen, paracetamol hoặc aspirin. Đây là loại thuốc giúp làm giảm viêm và tình trạng đau nhức ở nướu và ngà răng. Đồng thời, chúng cũng hỗ trợ giảm triệu chứng ê buốt và bảo vệ răng khỏi các chất kích thích. Bạn có thể sử dụng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của nha sĩ. 

Biện pháp điều trị nha khoa

Ngoài các phương pháp điều trị tại nhà, bạn có thể tới khám và điều trị tại các cơ sở nha khoa. Nhằm được xử lý triệt để nguyên nhân gây ra tình trạng răng nhạy cảm. Một số cách chữa có thể kể đến như sau:

  • Trám răng: Đây là biện pháp điều trị sâu răng bằng cách sử dụng các vật liệu như composite, sứ hoặc kim loại để lấp các lỗ hổng. Phương pháp này vừa giúp bạn ngăn ngừa sâu răng vừa hỗ trợ bạn giảm triệu chứng ê buốt.
  • Đánh bóng răng: Đây là phương pháp điều trị mòn men răng. Nha sĩ sẽ sử dụng các vật liệu như silica, nhôm oxit,.. để mài nhẹ và làm mịn bề mặt răng. Đánh bóng răng sẽ giúp bảo vệ ngà răng khỏi các kích thích bên ngoài. 
  • Điều trị tủy răng: Đây là biện pháp điều trị cho các trường hợp răng nhạy cảm nặng hoặc không thể khắc phục bằng các cách khách. Điều trị tủy răng bao gồm việc loại bỏ tủy răng và thay thế bằng các vật liệu khác. Phương pháp này sẽ giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và đau ở tủy răng.
Đánh bóng răng sẽ giúp bảo vệ ngà răng khỏi các kích thích bên ngoài (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Đánh bóng răng sẽ giúp bảo vệ ngà răng khỏi các kích thích bên ngoài (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

4. Biện pháp phòng ngừa vấn đề răng nhạy cảm

Để phòng ngừa tình trạng này, bạn cần lưu ý đến việc chăm sóc và bảo vệ răng miệng hằng ngày. Ví dụ như:

  • Chải răng đúng cách

Bạn nên chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày và trong khoảng 2-3 phút. Đồng thời, bạn cần sử dụng kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm. Ngoài ra, bạn còn có thể dùng bàn chải điện. Bạn cần tránh chải răng quá mạnh, quá thường xuyên và quá nhanh. Bởi vì điều này sẽ làm tổn thương men hay nướu răng.

  • Sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên

Bạn nên dùng chỉ nha khoa sau khi ăn uống hoặc chỉ định của nha sĩ. Bạn có thể sử dụng nhẹ nhàng, cẩn thận và không kéo quá mạnh hoặc quá sâu vào kẽ răng.

  • Chế độ ăn uống hợp lý

Bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống của mình và hạn chế ăn các loại thực phẩm quá chua, ngọt, cay, nóng hoặc lạnh. Vì chúng có thể kích thích ngà răng và làm mòn răng răng. Bạn cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất và uống nhiều nước để duy trì sức khỏe răng miệng.

  • Thăm khám và điều trị định kỳ tại các cơ sở nha khoa

Bạn nên đi thăm khám định kỳ ít nhất hai lần mỗi năm hoặc khi có triệu chứng bất thường. Nha sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra và xử lý kịp thời các vấn đề răng miệng. Nha sĩ cũng tư vấn cho bạn các phương pháp phòng ngừa và điều trị răng nhạy cảm hiệu quả.

Bạn cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất và uống nhiều nước để duy trì sức khỏe răng miệng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Bạn cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất và uống nhiều nước để duy trì sức khỏe răng miệng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

5. Kết luận

Răng nhạy cảm có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn cũng có thể sử dụng các biện pháp điều trị tại nhà hoặc đến các phòng khám nha khoa để được xử lý. Đồng thời, bạn nên lưu ý tới việc chăm sóc răng miệng thường xuyên nhằm ngăn ngừa tình trạng này. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích!

Tại Radon Việt Nam, chúng tôi cung ứng đa dạng các thiết bị nha khoa chất lượng với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Chúng tôi đã có 10 năm kinh nghiệm cung cấp đầy đủ các dịch vụ nha khoa từ thiết kế tới truyền thông marketing. 

Radon Việt Nam – Giải pháp nha khoa trọn gói – Nâng tầm nha khoa toàn năng!

Mọi thông tin chi tiết liên hệ tại đây!

Hotline: 088 654 5858 

Email: mktradon@gmail.com

Website: https://radonvietnam.vn/

Fanpage: Radon Việt Nam

Địa chỉ chi nhánh Hà Nội: Tòa nhà An Bình 1, khu đô thị Định Công mới, Hoàng Mai, Hà Nội

Địa chỉ chi nhánh HCM: 84/1 đường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh