Phẫu thuật cấy ghép implant nha khoa và những điều bạn cần biết

Phẫu thuật cấy ghép implant nha khoa và những điều bạn cần biết

Phẫu thuật cấy ghép implant đang là phương pháp thay thế răng được ưa chuộng nhất hiện nay. Phương pháp này sẽ hỗ trợ cải thiện thẩm mỹ, khôi phục chức năng ăn nhai và bảo vệ sức khỏe răng miệng bệnh nhân. Tuy nhiên, khá nhiều bệnh nhân vẫn còn thắc mắc về quy trình cấy ghép implant và các thông tin liên quan đến phẫu thuật. Để kết quả phẫu thuật đạt kết quả tốt nhất, bệnh nhân cần có những kiến thức implant cơ bản. Trong bài viết này, Radon Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về cấy ghép implant nha khoa.

1. Phẫu thuật cấy ghép implant là gì?

Phẫu thuật cấy ghép nha khoa là một phương pháp thay thế chân răng bằng các trụ kim loại. Đồng thời, phương pháp này sẽ sử dụng răng nhân tạo có chức năng như răng thật để thay thế cho răng bị hỏng hoặc mất. Có thể nói, cấy ghép implant là giải pháp thay thế tuyệt vời cho răng giả hoặc cầu răng không phù hợp.

Phẫu thuật cấy ghép implant được thực hiện thế nào còn phụ thuộc vào loại implant và tình trạng xương hàm của bạn. Cấy ghép implant sẽ hỗ trợ răng mới của bạn trở nên chắc chắn hơn. Tuy nhiên, việc cấy ghép đòi quá trình lành xương lâu dài. Quá trình phẫu thuật cấy ghép có thể mất tới nhiều tháng.

Phẫu thuật cấy ghép implant nha khoa là một phương pháp thay thế chân răng bằng các trụ kim loại (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Phẫu thuật cấy ghép nha khoa là một phương pháp thay thế chân răng bằng các trụ kim loại (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

2. Bạn nên thực hiện phẫu thuật cấy ghép implant khi nào? – Những rủi ro trong cấy ghép nha khoa

2.1. Bạn nên thực hiện phẫu thuật cấy ghép implant khi nào?

Cấy ghép implant là quá trình phẫu thuật đặt trụ implant vào xương hàm của bạn. Trụ implant sẽ đóng vai trò là chân răng của những chiếc răng bị mất. Do vật liệu cấy ghép được làm bằng titan nên chúng sẽ hợp nhất với xương hàm của bạn. Từ đó, vật liệu cấy ghép sẽ không bị trượt và không gây tổn thương tới phần xương hay mô mềm. Hơn nữa, vật liệu cấy ghép không thể bị ăn mòn như phương pháp làm cầu răng thông thường. 

Phẫu thuật cấy ghép implant sẽ phù hợp nếu bạn:

  • Bị mất một hoặc nhiều răng
  • Xương hàm phát triển đầy đủ
  • Có đủ xương để cố định trụ implant hoặc có thể ghép xương
  • Mô miệng khỏe mạnh
  • Không có tình trạng sức khỏe ảnh hưởng tới quá trình lành xương
  • Không muốn hoặc không thể sử dụng răng giả
  • Muốn cải thiện tình trạng phát âm và thẩm mỹ
  • Sẵn sàng chăm sóc trong suốt quá trình lành xương
  • Không hút thuốc lá
Bạn có thể thực hiện phẫu thuật khi bạn mất một hoặc nhiều răng, xương hàm phát triển đầy đủ,.. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Bạn có thể thực hiện phẫu thuật khi bạn mất một hoặc nhiều răng, xương hàm phát triển đầy đủ,.. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

2.2. Những rủi ro trong cấy ghép nha khoa

Giống với những cuộc phẫu thuật khác, phẫu thuật cấy ghép implant nha khoa cũng có một số rủi ro về sức khỏe. Tuy nhiên, các vấn đề này rất hiếm và chúng có thể khắc phục nhanh chóng. Dưới đây là những rủi ro mà bạn cần biết:

  • Nhiễm trùng tại vị trí cấy ghép
  • Tổn thương các cấu trúc xung quanh (răng hoặc mạch máu khác)
  • Tổn thương về thần kinh, đau tê hay ngứa ở răng, nướu, môi hoặc cằm
  • Các vấn đề về xoang
Nhiễm trùng tại vị trí cấy ghép là một trong những rủi ro khi phẫu thuật cấy ghép nha khoa (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Nhiễm trùng tại vị trí cấy ghép là một trong những rủi ro khi phẫu thuật (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3. Trước khi phẫu thuật cấy ghép implant bạn cần chuẩn bị gì?

Do quá trình phẫu thuật cấy ghép implant thường bao gồm nhiều giai đoạn nên bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Sau đây là những điều bạn cần chuẩn bị khi cấy ghép implant:

  • Thăm khám răng miệng toàn diện

Bạn sẽ được chỉ định thực hiện chụp X-Quang nha khoa và chụp hình ảnh 3D răng, mô và hàm.

  • Chia sẻ với nha sĩ về tình trạng bệnh lý của bạn

Bạn nên cho nha sĩ biết về tình trạng bệnh lý cũng như các loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Đối với thuốc, bạn cần chia sẻ cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và các chất bổ sung. Nha sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh trước phẫu thuật dành cho các trường hợp cấy ghép chỉnh hình hoặc bệnh tim.

  • Kế hoạch điều trị

Qua những điều bạn chia sẻ, nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn về kế hoạch điều trị phù hợp. Kế hoạch này sẽ tính tới các yếu tố như số lượng răng cần thay, tình trạng xương hàm và các răng còn lại.

Trước khi phẫu thuật cấy ghép implant, bạn cần chụp X-Quang, chia sẻ tình trạng bệnh lý cá nhân và kế hoạch điều trị (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Trước khi phẫu thuật, bạn cần chụp X-Quang, chia sẻ tình trạng bệnh lý cá nhân và kế hoạch điều trị (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

4. Quá trình phẫu thuật cấy ghép implant nha khoa

Phẫu thuật cấy ghép nha khoa thường là phẫu thuật được thực hiện theo từng giai đoạn với thời gian lành thương giữa các thủ thuật. Tùy thuộc vào tình huống của bạn mà quy trình thực hiện cấy ghép cũng sẽ khác. Quá trình cấy ghép implant cơ bản sẽ bao gồm các bước:

  • Nhổ răng hư
  • Chuẩn bị xương hàm (ghép) nếu cần
  • Vị trí cấy ghép nha khoa
  • Tăng trưởng và chữa lành xương
  • Vị trí trụ cầu
  • Đặt răng nhân tạo

4.1. Khi nào cần ghép xương khi thực hiện phẫu thuật cấy ghép implant?

Đối với trường hợp xương hàm của bạn không đủ hoặc quá mềm, bạn cần thực hiện ghép xương trước khi cấy ghép implant. Ghép xương có thể tạo ra một cơ sở vững chắc hơn cho việc cấy ghép. Trong quá trình thăm khám, nha sĩ sẽ kiểm tra và tư vấn kỹ càng cho bạn về cách ghép xương phù hợp. 

Quá trình này có thể mất tới vài tháng để xương cấy ghép phát triển đầy đủ. Trong một số trường hợp, bạn chỉ cần ghép xương nhỏ và có thể thực hiện cùng lúc với phẫu thuật cấy ghép nha khoa. Do đó, tình trạng xương hàm của bạn sẽ quyết định cách bạn tiến hành phẫu thuật.

4.2. Đặt trụ implant nha khoa

Trong quá trình phẫu thuật đặt trụ implant, nha sĩ sẽ rạch một đường để mở phần mô và để lộ xương. Đồng thời, họ bắt đầu khoan lỗ vào xương – nơi sẽ đặt trụ implant. Bởi trụ đóng vai trò chân răng nên nó cần được cấy sâu vào trong xương. Thời điểm này, bạn vẫn có một khoảng trống ở vị trí răng bị mất. Vì vậy, bạn có thể sử dụng loại răng giả bán phần để tạo hình tạm thời.

Trụ implant đóng vai trò chân răng nên nó cần được cấy sâu vào trong xương (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Trụ implant đóng vai trò chân răng nên nó cần được cấy sâu vào trong xương (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

4.3. Giai đoạn chờ xương phát triển

Sau khi đặt trụ implant, quá trình tích hợp xương sẽ bắt đầu. Trong quá trình này, xương hàm phát triển và hợp nhất với bề mặt của trụ implant nha khoa. Bạn có thể mất đến vài tháng để chờ xương phát triển. Quá trình tích hợp xương sẽ giúp bạn có nền tảng vững chắc cho chiếc răng mới của mình.

4.4. Tiến hành phẫu thuật cấy ghép implant đặt trụ cầu 

Khi quá trình tích hợp xương hoàn tất, nha sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật đặt trụ cầu. Nha sĩ sẽ gây tê cục bộ, bắt đầu mở lại phần mô mềm của bạn và để lộ phần cấy ghép trước đó. Tiếp theo, abutment được gắn vào implant nha khoa. Phần mô nướu sau đó được đóng lại nhưng không bao phủ trụ cầu. Khi quá trình đặt trụ cầu hoàn tất, nướu của bạn sẽ lành trong hai tuần trước khi có thể gắn răng giả.

Abutment được gắn vào implant nha khoa (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Abutment được gắn vào implant nha khoa (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

4.5. Lựa chọn răng nhân tạo mới của bạn

Sau khi nướu lành, bạn sẽ thực hiện lấy dấu để tạo mão răng sứ. Mão răng sứ không thể đặt cho đến khi xương hàm của bạn đủ khỏe. Bạn có thể lựa chọn răng sứ tháo lắp hoặc cố định dựa theo sự tư vấn của nha sĩ.

  • Răng sứ có thể tháo lắp: Đây là loại răng sứ được gắn trên khung kim loại và khớp với vị trí trụ implant. Bạn có thể dễ dàng tháo ra để vệ sinh và sửa chữa nếu cần.
  • Răng sứ cố định: Đây là loại răng sẽ được gắn vĩnh viễn vào trụ implant. Mỗi mão sứ sẽ được gắn riêng vào trụ implant của nó.

4.6. Sau khi thực hiện xong phẫu thuật cấy ghép implant nha khoa

Cuối cùng, khi quá trình phẫu thuật cấy ghép nha khoa hoàn thành, bạn có thể gặp phải một số trình trạng như:

  • Sưng nướu
  • Bầm tím da và nướu
  • Đau tại vị trí cấy ghép
  • Chảy máu nhẹ

Đối với các tình trạng trên, bạn nên dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng sinh. Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng thì bạn nên liên hệ ngay với nha sĩ. Sau mỗi giai đoạn phẫu thuật, bạn cũng cần ăn thức ăn mềm để vết thương mau lành hơn. 

Đối với các tình trạng đau và sưng sau khi phẫu thuật cấy ghép implant, bạn nên dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng sinh (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Đối với các tình trạng đau và sưng, bạn nên dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng sinh (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

>> xem thêm: Vươn tầm thế giới – Công nghệ mới trong thiết bị nha khoa

5. Cách chăm sóc sau khi phẫu thuật cấy ghép implant

Hầu hết các phẫu thuật cấy ghép implant đều thành công. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật cấy ghép implant, bạn cần chăm sóc đúng cách nhằm không gây ra các biến chứng. Dưới đây là những cách giúp bạn bảo vệ răng implant cũng như kéo dài tuổi thọ của chúng:

  • Lưu ý về việc vệ sinh răng hằng ngày

Bạn nên sử dụng loại bàn chải mềm và kem đánh răng chuyên dụng. Nhằm giữ cho răng cấy ghép và phần mô nướu sạch sẽ. Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám xung quanh răng.

  • Tái khám định kỳ theo lịch

Bạn nên kiểm tra nha khoa thường xuyên. Việc này hỗ trợ bảo vệ sức khỏe răng miệng và đảm bảo răng cấy ghép của bạn vẫn ổn định. Bên cạnh đó, bạn sẽ có thêm lời khuyên về việc bảo vệ và chăm sóc răng miệng.

  • Hạn chế những thói quen gây hại

Bạn không nên nhai đồ cứng vì nó có thể làm gãy mão răng hoặc răng thật. Đồng thời, bạn cần tránh các loại cafein gây ố răng và thuốc lá. Trong trường hợp bạn bị nghiến răng thì bạn nên đi điều trị dứt điểm.

Bạn cần chăm sóc răng implant đúng cách nhằm không gây ra các biến chứng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Bạn cần chăm sóc răng implant đúng cách nhằm không gây ra các biến chứng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

6. Kết luận

Trên đây, Radon Việt Nam đã chia sẻ thông tin chi tiết về phẫu thuật cấy ghép implant. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn quy trình và cách chăm sóc răng miệng sau khi phẫu thuật. 

Để tối ưu thời gian và chi phí phát triển phòng khám, chủ đầu tư hoàn toàn có thể lựa chọn Radon Việt Nam – Giải pháp nha khoa trọn gói. Chúng tôi đã có 10 năm kinh nghiệm cung cấp đầy đủ các dịch vụ nha khoa từ thiết kế tới truyền thông marketing. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận ưu đãi hấp dẫn!

Radon Việt Nam – Giải pháp nha khoa trọn gói – Nâng tầm nha khoa toàn năng!

Mọi thông tin chi tiết liên hệ tại đây!

Hotline: 088 654 5858 

Email: mktradon@gmail.com

Website: https://radonvietnam.vn/

Fanpage: Radon Việt Nam

Địa chỉ: Tòa nhà An Bình 1, khu đô thị Định Công mới, Hoàng Mai, Hà Nội