Để phòng khám có thể phát triển, kinh doanh hiệu quả và thu hút được nhiều khách hàng. Bạn cần xác định được ai là khách hàng phù hợp của phòng khám và cần có danh sách riêng của những khách hàng đó. Nhằm có chiến lược phù hợp để họ trở thành khách hàng thực sự. Nhưng, phòng khám của bạn hiện vẫn chưa có danh sách khách hàng sắp và sẽ sử dụng dịch vụ của bạn? Qua đây, Radon Việt Nam sẽ chỉ ra 6 lý do khiến phòng khám của bạn chưa có danh sách khách hàng tiềm năng.
1. Tại sao cần có danh sách khách hàng tiềm năng?
Đối với chủ phòng khám, khách hàng là nhân tố quan trọng góp phần giúp thương hiệu nha khoa phát triển và tăng doanh thu. Đặc biệt, khách hàng có nhu cầu nhưng chưa sử dụng dịch vụ là đối tượng mà phòng khám nào cũng nên ưu tiên hướng tới.
Họ là những vị khách đã tìm hiểu về phòng khám của bạn nhưng vì một lý do nào đó mà họ vẫn chưa quyết định sử dụng dịch vụ. Họ sẽ đem tới những lợi ích cho phòng khám trong tương lai. Vì vậy, lập một danh sách khách hàng tiềm năng là bước đầu tiên của việc tối ưu doanh thu lâu dài của phòng khám.
2. Khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng giống nhau hay không?
Khách hàng mục tiêu cũng là một khái niệm được mọi người nhắc tới rất nhiều.
Mọi người thường hiểu nhầm khách hàng mục tiêu chính là khách hàng đang có ý định sử dụng dịch vụ. Nhưng, hoàn toàn không phải.
Khách hàng mục tiêu sẽ bao gồm danh sách khách hàng đang có ý định sử dụng cùng số lượng khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ tại phòng khám. Hay nói cách khác, đó là chân dung khách hàng mà phòng khám của bạn đang nhắm đến.
Còn đối với khách hàng tiềm năng, họ là những người chưa sử dụng dịch vụ của bạn vì một lý do nào đó. Cho dù, họ đã tìm hiểu cũng như tham khảo người đã sử dụng dịch vụ. Nhưng, điều đó không nghĩa họ sẽ không sử dụng và trở thành khách hàng thực sự của bạn.
3. 6 lý do khiến phòng khám chưa có danh sách khách hàng tiềm năng
Phòng khám của bạn chưa tìm được khách hàng phù hợp và đang phải loay hoay tìm cách giải quyết thì hãy xem 6 lý do sau đây. Để xác định được bạn có đang mắc phải một trong những lý do này.
3.1. Dịch vụ chưa phù hợp với nhu cầu khách hàng
Những dịch vụ nha khoa không phù hợp sẽ khiến phòng khám thất bại trong quy trình vận hành và phát triển kinh doanh. Hãy nghiên cứu để đưa ra những dịch vụ nha khoa thật sự chất lượng, thu hút khách hàng.
3.2. Lựa chọn sai các kênh phát triển khách hàng
Tùy theo quy mô kinh doanh, tính chất của dịch vụ mà mỗi phòng khám có thể chọn lọc những kênh bán hàng hợp lý. Ví dụ như quảng cáo, tổ chức sự kiện,… Nếu chọn sai kênh tiếp cận khách hàng, bạn sẽ là tự tay cắt đi đường dây kết nối với khách hàng có thể tiếp cận phòng khám.
3.3. Nhân viên lễ tân, tư vấn thiếu chuyên nghiệp
Nhân viên lễ tân và tư vấn là đội ngũ nòng cốt tạo nên sự thành bại của phòng khám nha khoa. Và, là bộ mặt của chính phòng khám đó. Vì vậy, phòng khám nên ưu tiên đào tạo đội ngũ nhân viên tư vấn và lễ tân có nghiệp vụ, chỉn chu và thái độ phục vụ chuyên nghiệp.
3.4. Chiến lược định giá không phù hợp
Chất lượng và chi phí tạo nên sự hài lòng, niềm tin tưởng và thoải mái cho khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ của bạn. Và đây cũng chính là động lực để khách hàng tiềm năng giới thiệu thêm nhiều khách hàng phù hợp khác đến với phòng khám của bạn.
3.5. Không xác định được khách hàng tiềm năng
Các phòng khám nha khoa cần nghiêm túc đầu tư cho việc xác định khách hàng tiềm năng. Để không vuột mất cơ hội tìm thấy khách hàng trung thành với phòng khám cũng như giúp phòng khám phát triển bền vững.
3.6. Thụ động trước cơ hội
Các phòng khám đối thủ xung quanh bạn vẫn đang nỗ lực từng ngày, từng giờ, bằng mọi cách để tìm kiếm khách hàng và đưa ra chiến lược thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ nha khoa của họ. Do đó, không có lý do gì bạn lại ngồi yên và chờ khách hàng tiềm năng tự tìm đến. Thụ động trước cơ hội chính là từ chối cơ hội thành công mà bạn mong muốn.
4. Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Bạn vẫn chưa biết tìm kiếm khách hàng tiềm năng ở đâu? Hiện tại, có rất nhiều kênh khác nhau có thể giúp bạn tìm khách hàng. Bạn có thể tham khảo một số kênh tìm kiếm khách hàng tiềm năng sau đây.
4.1. Các trang mạng xã hội
Mạng xã hội phát triển kéo theo đó có thể giúp bạn mở rộng danh sách khách hàng tiềm năng. Và, với nguồn khách hàng từ mạng xã hội, bạn có thể nâng cao chất lượng dữ liệu về đối tượng phòng khám đang hướng đến.
4.2. Google
Khi khách hàng có nhu cầu, họ sẽ tìm hiểu các phòng khám trên Google. Phòng khám của bạn có thể áp dụng một số cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng thông qua Google. Ví như SEO website, Google Adwords và Email Marketing.
4.3. Khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ
Những khách hàng trung thành của phòng khám chính là người đã và đang sử dụng dịch vụ của bạn. Họ là người nắm rõ các dịch vụ phòng khám của bạn. Và, họ chính là người sẽ lan tỏa mức độ hài lòng của họ đối với phòng khám đến với người khác. Qua đó, phòng khám của bạn sẽ có thêm một lượng lớn khách hàng tiềm năng.
4.4. Các sự kiện
Các sự kiện, hội thảo về nha khoa cũng là một địa điểm giúp phòng khám của bạn tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Họ đến với các sự kiện liên quan đến nha khoa là họ đã có nhu cầu sử dụng. Và, bạn chỉ tiếp cận và tìm hiểu mong muốn của họ để có thể tư vấn hiệu quả hơn.
4.5. Đối thủ cạnh tranh
Khi nghiên cứu, theo dõi đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ tìm kiếm được đối tượng khách hàng phù hợp với phòng khám. Ngoài ra, bạn cũng sẽ hiểu hơn lý do tại sao khách hàng lựa chọn dịch vụ của đối thủ. Giúp định hình được chiến lược thu hút khách hàng và cải thiện được dịch vụ của phòng khám.
5. Một số cách chăm sóc khách hàng tiềm năng hiệu quả
Muốn khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực sự và trung thành, các bạn nên lưu ý một số cách chăm sóc khách hàng tiềm năng sau đây.
5.1. Nắm được đầy đủ thông tin khách hàng
Khi nắm được thông tin khách hàng một cách đầy đủ, điều này sẽ giúp khách hàng tin tưởng và cảm thấy thoải mái khi được chăm sóc. Vậy nên, bạn cần nắm được hết dữ liệu về khách hàng trong khi chăm sóc.
5.2. Tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của khách hàng
Sau khi có thông tin cơ bản, bạn cần tìm hiểu về nhu cầu và mong muốn của khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Từ đó, bạn sẽ nắm bắt được tâm lý khách hàng để có thể tư vấn hiệu quả.
5.3. Xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng
Luôn giữ thái độ chuyên nghiệp, mối quan hệ thân thiện đối với những khách hàng tiềm năng. Họ chưa quyết định sử dụng dịch vụ không có nghĩa rằng họ sẽ từ chối. Vậy nên bạn cần khéo léo và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng.
5.4. Lắng nghe, giải quyết vấn đề của khách hàng
Lắng nghe tích cực vấn đề và các góp ý của khách hàng. Điều đó sẽ khiến khách hàng đánh giá cao, hài lòng và có ấn tượng tốt về phòng khám của bạn. Gia tăng tỷ lệ khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa của bạn.
5.5. Giới thiệu chính sách ưu đãi
Chia sẻ với khách hàng về các chính sách ưu đãi giảm giá và các chính sách bảo hành. Tạo niềm tin tưởng cho khách hàng và giúp họ yên tâm hơn trong việc quyết định sử dụng dịch vụ nha khoa.
Kết luận
Trên đây là 6 lý do khiến phòng khám của bạn chưa có danh sách khách hàng tiềm năng. Để khắc phục được tình trạng này, bạn có thể đăng ký ngay khóa đào tạo ‘Nghiệp vụ lễ tân – tư vấn viên nha khoa chuyên nghiệp’ của Radon Academy. Nhằm tối ưu hiệu quả tìm kiếm, chăm sóc khách hàng tiềm năng cũng như giúp phòng khám tăng doanh thu trong tương lai.
Mọi thông tin chi tiết liên hệ tại đây!
Hotline: 088 654 5858
Email: mktradon@gmail.com
Website: https://radonvietnam.vn/
Fanpage: Radon Việt Nam
Địa chỉ: Tòa nhà An Bình 1, khu đô thị Định Công mới, Hoàng Mai, Hà Nội