Kiểm soát lây nhiễm chéo trong nha khoa: Những lưu ý cần thiết

Kiểm soát lây nhiễm chéo trong nha khoa: Những lưu ý cần thiết

Nha khoa là một trong những lĩnh vực y tế có nguy cơ lây nhiễm chéo cao. Vi sinh vật gây bệnh có thể lây truyền từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác. Hoặc,  từ nhân viên y tế sang bệnh nhân và từ môi trường sang bệnh nhân. Các bệnh lây nhiễm chéo có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, kiểm soát lây nhiễm chéo trong nha khoa là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Trong bài viết này, Radon Việt Nam sẽ cùng bạn tìm hiểu những lưu ý cần thiết để kiểm soát lây nhiễm hiệu quả.

1. Kiểm soát lây nhiễm chéo trong nha khoa là gì?

Kiểm soát lây nhiễm chéo trong nha khoa là một hệ thống các biện pháp được thực hiện. Nhằm ngăn chặn sự lây truyền vi sinh vật gây bệnh từ bệnh nhân này qua bệnh nhân khác hay từ nhân viên sang bệnh nhân. Các tác nhân gây bệnh có thể lây truyền qua các đường tiếp xúc trực tiếp (da, niêm mạc,..), tiếp xúc gián tiếp (đồ dùng, thiết bị,..) hoặc qua không khí. 

Kiểm soát lây nhiễm chéo trong nha khoa là một hệ thống các biện pháp tiệt trùng được thực hiện tại phòng khám (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Kiểm soát lây nhiễm chéo là một hệ thống các biện pháp tiệt trùng được thực hiện tại phòng khám (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

2. Các con đường lây nhiễm chéo trong nha khoa

  • Lây nhiễm qua đường máu

Đường máu là con đường lây nhiễm nguy hiểm nhất. Lây nhiễm qua đường máu có thể xảy ra trong các thủ thuật nha khoa xâm lấn. Ví dụ như nhổ răng, chữa tủy răng, cấy ghép implant,…

  • Lây nhiễm qua đường hô hấp

Con đường này có thể xảy ra trong các thủ thuật nha khoa tạo ra bụi bẩn, mảnh vụn. Ví dụ như thủ thuật mài răng, trám răng,..

  • Lây nhiễm chéo qua đường trực tiếp

Con đường này có thể xảy ra khi nhân viên y tế tiếp xúc với máu và dịch tiết của bệnh nhân. Ví dụ: khi đeo găng tay không đúng cách; không thay găng tay khi tiếp xúc với nhiều bệnh nhân;..

  • Lây nhiễm chéo qua đường gián tiếp

Con đường này có thể xảy ra khi bệnh nhân chạm vào các bề mặt nhiễm bẩn. Chẳng hạn như ghế điều trị, tay nắm cửa,…

Lây nhiễm chéo qua con đường trực tiếp có thể xảy ra khi nhân viên y tế tiếp xúc với máu và dịch tiết của bệnh nhân (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Lây nhiễm chéo có thể xảy ra khi nhân viên y tế tiếp xúc với máu và dịch tiết của bệnh nhân (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3. Tại sao phòng khám cần kiểm soát lây nhiễm chéo?

Kiểm soát lây nhiễm chéo trong nha khoa là cần thiết để bảo vệ sức khỏe bệnh nhân, nhân viên y tế và cộng đồng. Do đó, phòng khám nên ưu tiên kiểm soát lây nhiễm chéo, vì:

3.1. Kiểm soát lây nhiễm chéo trong nha khoa giúp bảo vệ sức khoẻ con người

Như đã đề cập ở trên, nha khoa là một trong những lĩnh vực y tế có nguy cơ lây nhiễm chéo cao. Các bệnh lây nhiễm chéo có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Do đó, việc kiểm soát lây nhiễm chéo là vấn đề mà mọi phòng khám cần quan tâm và ưu tiên hàng đầu.

3.2. Tuân thủ quy định kiểm soát lây nhiễm chéo của pháp luật

Bộ Y tế ban hành nhiều quy định về kiểm soát lây nhiễm chéo trong nha khoa. Việc tuân thủ các quy định này là trách nhiệm của tất cả phòng khám nha khoa.

Việc tuân thủ các quy định lây nhiễm chéo là trách nhiệm của tất cả phòng khám (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Việc tuân thủ các quy định lây nhiễm chéo là trách nhiệm của tất cả phòng khám (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3.3. Kiểm soát lây nhiễm chéo giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng sau thủ thuật nha khoa

Các thủ thuật nha khoa thường gây tổn thương niêm mạc miệng. Vì vậy, bệnh nhân có thể bị chảy máu, tổn thương mô mềm hoặc xương trong quá trình điều trị.. Điều này có thể tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập và gây nhiễm trùng. Kiểm soát lây nhiễm chéo giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng sau thủ thuật nha khoa.

3.4. Kiểm soát lây nhiễm chéo giúp tăng cường sự an toàn và thoải mái

Kiểm soát lây nhiễm chéo giúp phòng khám tạo nên môi trường an toàn và thoải mái cho cả bệnh nhân lẫn nhân viên y tế. Bệnh nhân sẽ cảm thấy yên tâm và thoải mái hơn khi biết rằng họ đang được chăm sóc trong môi trường an toàn. Bên cạnh đó, nhân viên y tế cũng sẽ được bảo vệ khỏi các bệnh lây nhiễm. Từ đó, giúp họ yên tâm làm việc và phục vụ bệnh nhân tốt hơn. 

Kiểm soát lây nhiễm chéo giúp phòng khám tạo nên môi trường an toàn và thoải mái (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Kiểm soát lây nhiễm chéo giúp phòng khám tạo nên môi trường an toàn và thoải mái (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

4. Những lưu ý cần thiết để kiểm soát lây nhiễm chéo trong nha khoa hiệu quả

Để kiểm soát lây nhiễm chéo , phòng khám cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:

4.1. Tuân thủ quy trình vô trùng

Vô trùng là quá trình loại bỏ tất cả vi sinh vật, bao gồm vi khuẩn, virus, nấm, bào tử,… khỏi dụng cụ nha khoa. Quy trình vô trùng cần được thực hiện theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế để đảm bảo hiệu quả. Các quy định này bao gồm các yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, quy trình thực hành,…

4.2. Thực hiện các quy trình kiểm soát lây nhiễm chéo trong nha khoa

Phòng khám nha khoa cần được vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên. Các bề mặt tiếp xúc với bệnh nhân nên được lau sạch bằng dung dịch sát khuẩn. Ngoài ra, phòng khám cần xây dựng và thực hiện các quy trình kiểm soát lây nhiễm phù hợp với quy định của Bộ Y tế. Các quy trình mà phòng khám nên có bao gồm:

  • Vệ sinh, khử trùng và tiệt trùng thiết bị
  • Vệ sinh môi trường
  • Quản lý chất thải y tế
Phòng khám cần xây dựng và thực hiện quy trình quản lý rác thải y tế (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Phòng khám cần xây dựng và thực hiện quy trình quản lý rác thải y tế (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

4.3. Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân (PPE)

PPE là các dụng cụ bảo vệ cá nhân giúp ngăn chặn sự lây truyền mầm bệnh. PPE sẽ bao gồm găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ mắt, áo blouse,… Đồng thời, các PPE cần được sử dụng đúng cách và theo đúng quy định.

4.4. Vệ sinh tay thường xuyên

Rửa tay là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để ngăn ngừa lây nhiễm chéo. Nhân viên y tế cần rửa tay bằng xà phòng kết hợp cùng nước sạch trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân. Nhân viên cũng cần vệ sinh tay trong trường hợp tay bị bẩn.

4.5. Sàng lọc bệnh nhân để kiểm soát lây nhiễm chéo trong nha khoa 

Nhân viên y tế cần sàng lọc bệnh nhân để phát hiện các bệnh lý có thể lây truyền qua đường tiếp xúc. Ví dụ như HIV, viêm gan siêu vi B hoặc C,..

4.6. Giáo dục, đào tạo nhân viên y tế

Nhân viên y tế cần được đào tạo đầy đủ các kiến thức và kỹ năng kiểm soát lây nhiễm. Kiến thức và kỹ năng kiểm soát lây nhiễm chéo sẽ có:

  • Nhận biết các nguy cơ lây nhiễm chéo
  • Phương pháp phòng ngừa lây nhiễm chéo
  • Cách sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân (PPE)
  • Cách thực hiện các quy trình kiểm soát lây nhiễm
Nhân viên cần được đào tạo kiến thức và kỹ năng cách sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân (PPE) (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Nhân viên cần được đào tạo kiến thức và kỹ năng cách sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân (PPE) (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

5. Một số biện pháp kiểm soát lây nhiễm chéo cụ thể 

5.1. Biện pháp kiểm soát lây nhiễm chéo trong nha khoa – Bệnh nhân

  • Bệnh nhân cần thông báo cho nha sĩ về các bệnh lý mà mình đang mắc phải. Bệnh nhân nên thông báo cả các bệnh có thể lây truyền qua đường tiếp xúc.
  • Bệnh nhân nên tuân thủ theo các hướng dẫn của chuyên gia. Ví dụ như súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn trước khi điều trị.

5.2. Biện pháp kiểm soát lây nhiễm chéo trong nha khoa – Nhân viên y tế

  • Nhân viên y tế cần được đào tạo về các biện pháp kiểm soát lây nhiễm chéo.
  • Nhân viên y tế cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vô trùng và sử dụng PPE.

5.3. Biện pháp kiểm soát lây nhiễm chéo trong nha khoa – Phòng khám

  • Phòng khám cần trang bị đầy đủ các dụng cụ và thiết bị cần thiết để thực hiện các biện pháp kiểm soát lây nhiễm chéo.
  • Phòng khám cần vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên.
Phòng khám cần trang bị đầy đủ các dụng cụ và thiết bị cần thiết để kiểm soát lây nhiễm chéo (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Phòng khám cần trang bị đầy đủ các dụng cụ và thiết bị cần thiết để kiểm soát lây nhiễm chéo (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

6. Kết luận

Trên đây, Radon Việt Nam đã chia sẻ chi tiết cho bạn về kiểm soát lây nhiễm chéo trong nha khoa. Đây là một vấn đề quan trọng và cần được thực hiện nghiêm túc để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và nhân viên y tế.

Tại Radon Việt Nam, chúng tôi cung cấp giải pháp nha khoa tổng thể, bao gồm: thiết kế thi công; thiết bị nha khoa; sản xuất nội thất; thiết kế website – bộ nhận diện thương hiệu; giải pháp marketing; đào tạo nha khoa.

Radon Việt Nam – Giải pháp nha khoa trọn gói – Nâng tầm nha khoa toàn năng!

Mọi thông tin chi tiết liên hệ tại đây!

Hotline: 088 654 5858 

Email: mktradon@gmail.com

Website: https://radonvietnam.vn/

Fanpage: Radon Việt Nam

Địa chỉ:

CS1: Tòa nhà An Bình 1, khu đô thị Định Công mới, Hoàng Mai, Hà Nội

CS2: 84/1 đường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh