Khi thiết kế cần lưu ý quá trình xử lý nước thải phòng khám nha khoa

Khi thiết kế cần lưu ý quá trình xử lý nước thải phòng khám nha khoa

Nước thải phòng khám nha khoa là một loại nước thải y tế có tính chất đặc biệt. Nước thải thường chứa nhiều chất ô nhiễm và chất gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và môi trường. Nếu không được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường, nước thải có thể gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó, việc thiết kế và lắp đặt một hệ thống xử lý nước thải phòng khám nha khoa đạt chuẩn là rất cần thiết và quan trọng. Trong bài viết này, Radon Việt Nam sẽ chia sẻ cho bạn một số cần lưu ý khi thiết kế quá trình xử lý nước thải.

1. Tại sao khi thiết kế cần lưu ý quá trình xử lý nước thải phòng khám nha khoa?

Nước thải phòng khám nha khoa là gì?

Nước thải phòng khám đến từ các dịch vụ mà phòng khám cung cấp cho bệnh nhân. Ví dụ như nhổ răng, chụp X-Quang, chỉnh nha,.. Những chất thải này sẽ bao gồm các dung dịch tẩy rửa, dụng cụ đã sử dụng, hóa chất, máu của bệnh nhân,… Đây đều là các yếu tố có nguy cơ lây nhiễm chéo cao nên cần được xử lý và đảm bảo an toàn. 

Tại sao khi thiết kế cần lưu ý quá trình xử lý nước thải phòng khám nha khoa?

Phòng khám cần lưu ý tới quá trình xử lý nước thải vì nước thải y tế có những đặc điểm sau:

  • Nước thải phòng khám chứa nhiều chất ô nhiễm và các chất nguy hiểm cho sức khỏe và môi trường. Nếu không xử lý triệt để trước khi thải ra, nước thải có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ như ô nhiễm nguồn nước; truyền nhiễm dịch bệnh; gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của phòng khám;…
  • Nước thải phòng khám có tính chất đa dạng và phức tạp. Do đó, phòng khám cần sử dụng các công nghệ xử lý hiện đại và tiên tiến. Nhằm loại bỏ các chất ô nhiễm, đạt tiêu chuẩn xả cao hoặc tái sử dụng cho các mục đích khác.
  • Lượng nước thải phòng khám không quá lớn, do đó có thể thiết kế hệ thống xử lý nhỏ gọn và linh hoạt. Hệ thống này nên thiết kế sao cho phù hợp với diện tích và vị trí của phòng khám. Các hệ thống xử lý nhỏ thường sử dụng các công trình tích hợp hoặc liên kết để tạo ra quá trình xử lý hoàn chỉnh.
Nước thải nha khoa có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe con người và môi trường (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Nước thải nha khoa có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe con người và môi trường (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

2. Một số điểm cần lưu ý khi thiết kế quá trình xử lý nước thải phòng khám nha khoa

Xác định nguồn phát sinh và lượng nước thải

Trước khi thiết kế quá trình xử lý nước thải phòng khám nha khoa, bạn cần xác định rõ nguồn phát sinh và lượng nước thải. Nguồn phát sinh của nước thải chủ yếu bao gồm:

  • Các hoạt động điều trị: nhổ răng; trám răng; tẩy trắng răng; cấy ghép răng;..
  • Các hoạt động vệ sinh dụng cụ và thiết bị: tẩy rửa; tiệt trùng; khử trùng;..
  • Các hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân và nhân viên

Lượng nước thải của mỗi phòng khám sẽ dao động tùy thuộc vào quy mô của cơ sở. Bạn có thể ước tính được lượng nước thải của phòng khám dựa theo số ghế và số ca khám trong ngày.

Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phòng khám nha khoa phù hợp

Hiện nay, có rất nhiều công nghệ xử lý nước thải được ứng dụng. Công nghệ chủ yếu có thể chia làm hai nhóm chính là:

  • Công nghệ xử lý sinh học: 

Đây là công nghệ sử dụng các vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ và giảm độ ô nhiễm của nước thải. Công nghệ này có chi phí thấp, dễ vận hành và bảo trì. Tuy nhiên, công nghệ xử lý sinh học không loại bỏ được các chất vô cơ, kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh.

  • Công nghệ xử lý vật lý – hóa học: 

Đây là công nghệ sử dụng các phương pháp vật lý và hóa học để loại bỏ chất ô nhiễm. Ví dụ như lắng, lọc, trao đổi ion,… Công nghệ này có thể loại bỏ được các chất ô nhiễm đa dạng, đạt tiêu chuẩn xả cao. Nhưng, chi phí của công nghệ xử lý này khá cao, tạo ra nhiều bùn và chất thải nguy hiểm.

Trên thực tế, để xử lý nước thải hiệu quả, bạn có thể kết hợp cả hai công nghệ này. Nhằm tạo ra một quá trình xử lý hoàn chỉnh.

Hai nhóm công nghệ xử lý nước thải phòng khám nha khoa chính: xử lý sinh học và xử lý vật lý - hóa học (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Hai nhóm công nghệ chính: xử lý sinh học và xử lý vật lý – hóa học (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Thiết kế các công trình xử lý

Sau khi đã lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp, bạn cần thiết kế các công trình xử lý theo quá trình đã chọn. Các công trình sẽ bao gồm:

  • Công trình thu gom: dùng để thu gom nước thải từ các nguồn phát sinh trong phòng khám.
  • Công trình kết tủa – lắng: dùng để loại bỏ các tạp chất lơ lửng, kim loại nặng và một phần chất hữu cơ trong nước thải.
  • Công trình sinh học: dùng để loại bỏ các chất hữu cơ trong nước thải bằng cách sử dụng các vi sinh vật có lợi để phân hủy các chất này.
  • Công trình quang phân – ozone hóa – than hoạt tính: dùng để loại bỏ các chất ô nhiễm khó phân hủy, màu sắc, mùi và vi sinh vật trong nước thải.
  • Công trình khử trùng: dùng để tiêu diệt hoặc giảm số lượng vi sinh vật gây bệnh trong nước thải trước khi xả ra hoặc tái sử dụng.

Khi thiết kế các công trình, bạn cần tính toán kỹ thuật và kinh tế. Nhằm đảm bảo hiệu quả xử lý nước thải và tiết kiệm chi phí. Bạn cũng cần lưu ý đến các yếu tố như diện tích đất, vị trí đặt công trình, nguồn điện,..để thiết kế một cách hợp lý và an toàn.

Vận hành và bảo trì hệ thống xử lý nước thải phòng khám nha khoa

Bạn cần vận hành và bảo trì hệ thống xử lý nước thải hợp lý để đảm bảo hiệu quả và tuổi thọ các thiết bị. Vận hành và bảo trì hệ thống xử lý nước thải sẽ bao gồm các hoạt động sau:

  • Kiểm tra và điều chỉnh các thông số vận hành như áp suất, lưu lượng, nhiệt độ, độ pH, màu sắc,…
  • Kiểm tra và bổ sung các chất tiêu hao như hóa chất, vi sinh vật, than hoạt tính,…
  • Kiểm tra và vệ sinh các thiết bị như ống dẫn, bể chứa, máy bơm,..
  • Kiểm tra và sửa chữa các thiết bị khi có sự cố hoặc hỏng hóc
  • Thu gom và xử lý các chất thải sinh ra từ quá trình xử lý như bùn kết tủa, bùn sinh học,…

Để vận hành và bảo trì hiệu quả, bạn cần có một kế hoạch chi tiết. Nhân viên phòng khám cũng cần được đào tạo và có kinh nghiệm để thực hiện vận hành và bảo trì. Ngoài ra, bạn cần có sự giám sát và kiểm tra của cơ quản thẩm quyền. Việc này để đánh giá kết quả xử lý và tuân thủ các quy định về an toàn và môi trường.

Bạn cần vận hành và bảo trì hệ thống xử lý nước thải hợp lý để đảm bảo hiệu quả và tuổi thọ các thiết bị (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Bạn cần vận hành và bảo trì hệ thống xử lý nước thải hợp lý để đảm bảo hiệu quả và tuổi thọ các thiết bị (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3. Công nghệ xử lý nước thải phòng khám nha khoa phổ biến hiện nay

Công nghệ xử lý nước thải AAO 

Công nghệ AAO là quy trình xử lý sinh học ứng dụng nhiều hệ vi sinh khác nhau. Hệ vi sinh bao gồm vi sinh vật kỵ khí, hiếu khí và thiếu khí để xử lý nước thải.

Ưu điểm của công nghệ AAO:

  • Dễ vận hành và sử dụng
  • Chi phí thấp, hiệu quả cao
  • Kích thước bể nén bùn nhỏ, không cần bể lắng
  • Không cần tiệt trùng vì đã khử coliform
  • Thiết bị ổn định, ít hư hại và độ bền cao
  • Hệ thống điều chỉnh ổn định trong điều kiện thay đổi đột ngột
  • Dễ dàng kiểm soát và bảo trì qua hệ thống tự động
Công nghệ AAO có kích thước bể nén bùn nhỏ, không cần bể lắng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Công nghệ xử lý AAO có kích thước bể nén bùn nhỏ, không cần bể lắng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Công nghệ MBR xử lý nước thải phòng khám nha khoa

Công nghệ MBR (Membrance Bio Reator) là công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp màng lọc. Công nghệ này không cần bể khử trùng và bể lắng sinh học. Màng lọc có kích thước nhỏ để giữ lại các phân tử bùn vi sinh, cặn và các vi sinh vật gây bệnh ra khỏi nước thải. 

Ưu điểm của công nghệ MBR:

  • Thời gian lưu nước dài và lưu bùn ngắn
  • Tiết kiệm diện tích
  • Thích hợp với hệ thống xử lý công suất thâos
  • Xử lý hoàn toàn các vi sinh vật, vi khuẩn, chất ô nhiễm có kích thước nhỏ
  • Dễ dàng vận hành và bảo trì
  • Không tốn chi phí dùng hóa chất

Công nghệ MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor)

Công nghệ MBBR xử lý nước thải thông qua phương pháp vi sinh hiếu khí kết hợp cùng giá thể đặt chìm trong bể sinh học. Bể MBBR sẽ dùng nhựa trong bể sục để tăng lượng vi sinh vật có sẵn để phân hủy các chất hữu cơ và xử lý nước thải. 

Ưu điểm của công nghệ MBBR:

  • Hệ vi sinh vật dễ phục hồi, độ bền cao
  • Mật độ vi sinh cao
  • Tiết kiệm năng lượng và diện tích
  • Hiệu quả xử lý Nitơ cao
  • Dễ dàng nâng cấp và vận hành, kiểm soát hệ thống
Công nghệ MBBR sở hữu hệ vi sinh vật dễ phục hồi, độ bền cao (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Công nghệ MBBR sở hữu hệ vi sinh vật dễ phục hồi, độ bền cao (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

4. Kết luận

Trên đây, Radon Việt Nam đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích liên quan đến quá trình xử lý nước thải phòng khám nha khoa. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có được những kiến thức cơ bản về quá trình xử lý!

Tại Radon Việt Nam, chúng tôi cung ứng đa dạng các thiết bị nha khoa chất lượng với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Chúng tôi đã có 10 năm kinh nghiệm cung cấp đầy đủ các dịch vụ nha khoa từ thiết kế tới truyền thông marketing. 

Radon Việt Nam – Giải pháp nha khoa trọn gói – Nâng tầm nha khoa toàn năng!

Mọi thông tin chi tiết liên hệ tại đây!

Hotline: 088 654 5858 

Email: mktradon@gmail.com

Website: https://radonvietnam.vn/

Fanpage: Radon Việt Nam

Địa chỉ chi nhánh Hà Nội: Tòa nhà An Bình 1, khu đô thị Định Công mới, Hoàng Mai, Hà Nội

Địa chỉ chi nhánh HCM: 84/1 đường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh