Tay khoan nha khoa là một trong những dụng cụ không thể thiếu đối với mỗi phòng khám nha khoa. Tay khoan có chức năng khoan răng, hỗ trợ các ca điều trị khác nhau. Ví dụ như bọc răng sứ, mài răng, cấy ghép implant,… Đồng thời, tay khoan còn sở hữu hệ thống vòi phun nước để giảm nhiệt do ma sát; hệ thống phun sương để bảo vệ nướu; hỗ trợ lát cắt nhẹ nhàng. Tay khoan cũng cần đảm bảo chất lượng cao, an toàn và độ bền ổn định. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tay khoan khác nhau về kiểu dáng, tính năng, thương hiệu và giá cả. Do đó, Radon Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại tay khoan nha khoa và cách lựa chọn tay khoan.
1. Các loại tay khoan nha khoa phổ biến
Tay khoan nha khoa sẽ bao gồm hai loại chính: tay khoan chậm (tay khoan tốc độ thấp) và tay khoan nhanh (tay khoan tốc độ cao).
Các loại tay khoan nha khoa – Tay khoan tốc độ cao
Đối với loại tay khoan này, tốc độ quay của chúng thường khá cao. Tốc độ của tay khoan sẽ từ 300.000 đến 500.000 vòng/phút. Tay khoan nhanh sẽ được sử dụng để mài răng hoặc cắt cho các trường hợp như sâu răng, cắt răng không, cắt lợi,.. Loại tay khoan này sở hữu lực cắt mạnh và có thể gây ra nhiệt và rung động lớn. Vì vậy, tay khoan nhanh cần phải có hệ thống làm mát bằng khí nén hoặc nước.
Tay khoan nhanh có thể không có đèn LED hoặc có đèn LED. Hai kiểu mở mũi khoan phổ biến của tay khoan nhanh là chuck vặn và chuck bấm.
Một số loại tay khoan nhanh chất lượng hiện nay: tay khoan nhanh Wisedent (LED thường); tay khoan nhanh Wisedent (LED tốt); tay khoan nhanh Siger; tay khoan nhanh NSK;..
Các loại tay khoan nha khoa – Tay khoan tốc độ thấp
Đối với tay khoan chậm, đây là một loại tay khoan sở hữu tốc độ thấp hơn so với tay khoan nhanh. Thông thường, tốc độ của tay khoan nhanh sẽ dao động từ 10.000-40.000 vòng/phút. Loại tay khoan này được sử dụng cho các trường hợp như đánh bóng bề mặt răng, đánh bóng bề mặt chất gắn,… Ngoài ra, tay khoan chậm còn hỗ trợ tối ưu trong quá trình điều trị nội nha hay rửa ống tủy. Tay khoan chậm không gây ra nhiều nhiệt và rung động. Do đó, tay khoan chậm không cần có hệ thống làm mát.
Một số loại tay khoan chậm phổ biến hiện nay: tay khoan chậm Wisedent (tia nước ngoài); tay khoan chậm Wisedent (tia nước trong); tay khoan chậm NSK;..

2. Cách chọn mua loại tay khoan nha khoa chất lượng
Để chọn mua được loại tay khoan nha khoa chất lượng và phù hợp, Radon Việt Nam sẽ bật mí một vài yếu tố lựa chọn:
Xác định mục đích sử dụng
Bạn cần xác định bạn sử dụng tay khoan để làm gì và để lựa chọn loại tay khoan phù hợp với việc điều trị.
Công suất của các loại tay khoan nha khoa
Tay khoan có công suất cao sẽ giúp lát cắt mịn hơn, giảm sang chấn lên răng và gia tăng hiệu quả điều trị. Bạn nên chọn tay khoan có công suất phù hợp với từng loại răng và ca điều trị của bạn.
Độ ồn
Tay khoan có tiếng ồn thấp sẽ giúp bạn và bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn khi điều trị. Bạn nên chọn loại tay khoan có độ rung và tiếng ồn dưới 70dB.
Số lượng tia phun sương
Tay khoan có nhiều tia phun sương sẽ giúp làm mát mũi khoan và tránh bị bỏng hay khét khi điều trị. Bạn nên lựa chọn tay khoan có ít nhất 3 tia phun sương.
Xuất xứ của các loại tay khoan nha khoa
Tay khoan có xuất xứ từ các nước phát triển như Đức, Mỹ, Thụy Sĩ,… sẽ có chất lượng và độ bền ổn định. Bên cạnh đó, tay khoan có chứng nhận chất lượng cũng là điều mà bạn cần lưu ý khi mua.
Hãng sản xuất hoặc nhà cung cấp
Bạn nên chọn mua tay khoan từ những thương hiệu nổi tiếng hoặc nhà cung cấp uy tín. Đồng thời, bạn cũng cần lưu ý tới chính sách bảo hành và hỗ trợ kỹ thuật sau khi mua tay khoan.

Chế độ bảo hành của các loại tay khoan nha khoa
Bạn cần xem xét thời gian bảo hành và cách bảo trì của tay khoan. Điều này sẽ giúp bạn chọn được loại tay khoan chất lượng, có thời gian sử dụng lâu dài và ít gặp sự cố.
3. Cách bảo quản và vệ sinh các loại tay khoan nha khoa
Để kéo dài tuổi thọ của tay khoan nha khoa và đảm bảo an toàn khi điều trị, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau để bảo quản và vệ sinh tay khoan:
- Sử dụng tay khoan theo đúng áp suất đặt lên tuabin do nhà sản xuất đề ra.
- Rửa sạch tay khoan bằng nước và lau khô bằng khăn mềm sau mỗi lần sử dụng.
- Tra dầu vào đúng đường hơi của tay khoan khi sử dụng hoặc sau khi dùng.
- Tháo mũi khoan ra khỏi tay khoan và ngâm trong dung dịch khử trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Tra dầu bảo dưỡng vào các bộ phận chuyển động của tay khoan như ổ bi, trục quay, chuck,..để giảm ma sát và tăng độ bền.
- Bảo quản tay khoan trong hộp đựng có nắp đậy, tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp, bụi bẩn và ẩm ướt.
- Hấp tiệt trùng tay khoan theo chu kỳ quy định của nhà sản xuất.

4. So sánh các loại tay khoan sử dụng khí nén và tay khoan điện
Các tay khoan điện sẽ tạo ra ít khí dung hơn so với tay khoan nhanh ; bởi chúng hoạt động không dựa vào động lực khí nén.
Rất nhiều nha sĩ ưa chuộng tay khoan điện bởi chúng có mô-men xoắn ổn định đi kèm công suất cao. Đây là một giải pháp hiệu quả nhằm giảm thiểu việc tạo ra khí dung.
Tuy nhiên chi phí khi sở hữu các dòng tay khoan chạy điện tương đối cao.
5. Radon Việt Nam – Nhà phân phối các loại tay khoan nha khoa hàng đầu
Trong suốt 10 năm xây dựng và phát triển, Radon Việt Nam đã trở thành người bạn đồng hành của mọi phòng khám nha khoa, chuyên phân phối và cung cấp các thiết bị nha khoa chất lượng.
Không chỉ đa dạng về mẫu mã,tính năng mà các thiết bị do Radon Việt Nam phân phối đều được lựa chọn kỹ lưỡng từ những thương hiệu hàng đầu trên Thế giới.
Liên hệ ngay Radon Việt Nam để được tư vấn kỹ lưỡng, phù hợp nhất với mong muốn và nguyện vọng của khách hàng.