Cấy ghép implant nha khoa – Phương pháp điều trị răng hiện đại

Cấy ghép implant nha khoa - Phương pháp điều trị răng hiện đại

Cấy ghép implant nha khoa hiện là phương pháp điều trị răng hiện đại và được ưa chuộng nhất. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân đều không biết quy trình cấy ghép này diễn ra thế nào. Điều này có thể khiến họ trở nên lo lắng và bất an khi lựa chọn phương pháp implant. Qua bài viết này, Radon Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn một hướng dẫn chi tiết nhất về quy trình cấy ghép implant. Đây cũng là tư liệu giúp các nha sĩ mới vào nghề tham khảo và học hỏi sâu hơn về quy trình và kỹ thuật implant. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay! 

1. Giới thiệu chung về cấy ghép implant nha khoa

Cấy ghép implant nha khoa là một trong những phương pháp thay thế răng đã mất phổ biến. Việc sử dụng phương pháp này cho các trường hợp mất răng hoàn toàn hoặc một phần là điều không thể thiếu ở mỗi nha khoa. 

Cấy ghép nha khoa sở hữu nhiều ưu điểm như:

  • Tỷ lệ thành công cao (lên tới 97% trong 10 năm)
  • Giảm nguy cơ sâu răng và các vấn đề nội nha của các răng bên cạnh
  • Cải thiện tình trạng xương ở vị trí răng đã mất
  • Các răng bên cạnh giảm thiểu độ nhạy cảm

Cấy ghép implant là cấu trúc làm bằng vật liệu dẻo. Sau đó, các vật liệu này sẽ được cấy ghép vào mô mềm dưới niêm mạc, màng xương hoặc xuyên qua xương. Nhằm gia tăng khả năng giữ và hỗ trợ cho răng giả. 

Cấy ghép implant nha khoa là một trong những phương pháp thay thế răng đã mất phổ biến (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Cấy ghép implant là một trong những phương pháp thay thế răng đã mất phổ biến (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

2. Lịch sử phát triển của cấy ghép implant nha khoa

Cấy ghép implant nha khoa là kỹ thuật nha khoa lâu đời thứ hai, chỉ sau phẫu thuật miệng (exodontia). Khoảng năm 600 sau Công nguyên, người Maya đã sử dụng các mảnh vỏ sò để làm vật thay thế cho răng hàm dưới. Năm 1809, J.Maggiolo đã đưa một ống cấy ghép bằng vàng vào vị trí răng đã mất. Năm 1930, anh em nhà Strock sử dụng vít Vitallium để thay thế răng. Vào những năm 1940, Formiggini (cha đẻ của cấy ghép hiện đại) và Zepponi đã phát triển cấy ghép nội mô. Cùng thời điểm đó, cấy ghép dưới màng xương cũng được nghiên cứu bởi Dahl.

Đến năm 1946, anh em nhà Strock lúc này đã thiết kế một bộ phận cấy ghép bằng vít mà không cần đặt trụ qua niêm mạc. Trụ abutment và mão răng sứ sẽ được bổ sung vào sau khi mô cấy này lành hoàn toàn. Sau đó, cấy ghép nha khoa đã trở thành một nền tảng khoa học mới với phát minh tích hợp xương (gắn trực tiếp) của tiến sĩ Branemark.

Phương pháp cấy ghép implant nha khoa là kỹ thuật nha khoa lâu đời thứ hai, chỉ sau phẫu thuật miệng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Phương pháp này là kỹ thuật nha khoa lâu đời thứ hai, chỉ sau phẫu thuật miệng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3. Chỉ định và chống chỉ định đối với cấy ghép implant nha khoa

3.1. Chỉ định đối với cấy ghép implant nha khoa

  • Bệnh nhân mất răng một phần; có khoảng trống trung gian; mất răng 
  • Khi bệnh nhân không hài lòng với răng giả thông thường, không hài lòng về độ ổn định và độ bền
  • Bảo tồn các bộ phận giả bán phần có thể tháo rời hiện có

3.2. Chống chỉ định đối với cấy ghép implant nha khoa

  • Chống chỉ định tuyệt đối: bệnh cấp tính; mức độ khiếm khuyết hoặc bất thường; bệnh chuyển hóa không kiểm soát; bệnh nhiễm trùng xương hoặc mô mềm
  • Chống chỉ định tương đối: bệnh tiểu đường, loãng xương; thói quen cận chức năng; HIV/AIDS; sử dụng bisphosphonat; hóa trị; chiếu xạ vùng đầu và cổ; rối loạn hành vi; thần kinh/tâm thần; tâm lý xã hội.
Chỉ định cho bệnh nhân mất răng một phần; có khoảng trống trung gian; mất răng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Chỉ định cho bệnh nhân mất răng một phần; có khoảng trống trung gian; mất răng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

4. Chuẩn bị trước khi thực hiện cấy ghép implant nha khoa

4.1. Thiết bị cấy ghép implant nha khoa

Sau đây là chi tiết các thiết bị và bộ phận phục vụ cho phẫu thuật cấy ghép nha khoa:

  • Ống tiêm dùng một lần
  • Lưỡi dao phẫu thuật 
  • Khăn kẹp
  • Dụng cụ bóc tách mô nướu
  • Bộ dụng cụ phẫu thuật cấy ghép (bao gồm các mũi khoan khác nhau)
  • Máy cấy ghép implant với tay khoan phẫu thuật
  • Máy cắm implant
  • Vít đậy/vít lành thương
  • Trụ lành thương
  • Kẹp kim
  • Kẹp giữ mô răng
  • Kéo, chỉ khâu phẫu thuật (trong phẫu thuật tạo vạt)
  • Máy cắt lợi (đối với phẫu thuật không vạt)

4.2. Các loại implant nha khoa và vật liệu implant

Các loại implant phổ biến:

  • Implant trong xương (endosteal implant)
  • Implant dạng bản (blade implant)
  • Implant dạng trụ
  • Implant dạng vít (screw-shaped implant)

Các vật liệu được sử dụng trong cấy ghép implant nha khoa

  • Kim loại
  • Gốm sứ
  • Polyme
Các loại implant: trong xương; dạng bản; dạng trụ; dạng vít (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Các loại implant: trong xương; dạng bản; dạng trụ; dạng vít (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

4.3. Nhân viên trong phòng khám

Đối với phẫu thuật cấy ghép implant nha khoa, sự giao tiếp và hợp tác giữa nha sĩ hồi phục, bác sĩ nha chu, kỹ thuật viên và bác sĩ phẫu thuật đóng vai trò quan trọng. Kết quả dự đoán của việc phục hồi phải được xác định và kiểm soát trước khi tiến hành phẫu thuật. Do vậy, nhân viên làm việc theo nhóm là điều cần thiết để thực hiện ca cấy ghép thành công.

4.4. Chuẩn bị trước khi thực hiện cấy ghép implant nha khoa

Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được đánh giá y tế về các bệnh lý tim mạch, rối loạn nội tiết, mang thai, rối loạn máu, bệnh về xương,.. Sau đó, bệnh nhân cần chụp X-Quang nhằm cung cấp các thông tin chính xác. Một số loại X-Quang hay được sử dụng trong cấy ghép là: X-Quang quanh chóp; X-Quang toàn cảnh; X-Quang khớp cắn; chụp CT;… Trong đó, CBCT đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện cấy ghép.

Bên cạnh những điều trên, chuẩn bị phẫu thuật vô trùng cũng được chuẩn bị cho quy trình cấy ghép. Điều này sẽ giúp giảm thiểu chấn thương cơ học và nhiễm trùng. Việc mở xương nên được sử dụng bằng các mũi khoan mới, mô-men xoắn cao và tốc độ chậm. 

Bệnh nhân cần chụp X-Quang nhằm cung cấp các thông tin chính xác nhất (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Bệnh nhân cần chụp X-Quang nhằm cung cấp các thông tin chính xác nhất (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

5. Kỹ thuật thực hiện cấy ghép implant nha khoa

Thông thường, cấy ghép implant sẽ bao gồm ba phương pháp phẫu thuật được sử dụng. Đó là phương pháp phẫu thuật hai giai đoạn, một giai đoạn và phục hình tức thì.

  • Phẫu thuật hai giai đoạn: đầu tiên sẽ đặt trụ implant bên dưới mô mềm cho đến khi xương bắt đầu lành (2-3 tháng đối với hàm dưới; 3-6 tháng đối với hàm trên); giai đoạn hai, các mô mềm sẽ tiếp tục được gắn trụ cầu.
  • Phẫu thuật một giai đoạn: bác sĩ đặt implant và 1 trụ lành thương, nhô khỏi mô mềm; trụ lành thương sau đó được thay thế để kết nối trụ phục hình, không cần phẫu thuật thì hai
  • Phục hình tức thì: implant và trụ phục hình được đặt cùng lúc; phục hình được gắn vào trụ phục hình
Quy trình cấy ghép implant nha khoa bao gồm: phương pháp phẫu thuật hai giai đoạn; một giai đoạn; phục hình tức thì (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Quy trình cấy ghép bao gồm: phương pháp phẫu thuật hai giai đoạn; một giai đoạn; phục hình tức thì (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

>> Xem thêm: Dịch vụ chăm sóc khách hàng trong kinh doanh phòng khám nha khoa

6. Ý nghĩa và biến chứng 

6.1. Ý nghĩa của cấy ghép implant nha khoa

Mục tiêu của nha khoa hiện đại là khôi phục hình dạng, chức năng, thẩm mỹ, lời nói cũng như sức khỏe của hệ thống răng hàm cho bệnh nhân. Cấy ghép nha khoa ngày càng được sử dụng nhiều. Nhằm thay thế răng đơn lẻ, đặc biệt là các vùng răng hàm. Cấy ghép implant đẫ và đang là phương pháp tối ưu để thay thế răng đã mất. Vì implant sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ sâu răng, loại bỏ mảng bám và vệ sinh sạch sẽ răng miệng. 

6.2. Biến chứng của cấy ghép implant nha khoa

Các vấn đề có thể gặp phải trong quá trình phẫu thuật hoặc sau phẫu thuật. Chảy máu ở miệng sẽ xảy ra do chấn thương động mạch lưỡi hoặc động mạch mặt. Vì vậy, nha sĩ phải hết sức cẩn thận trong quá trình mở xương. 

Một số dấu hiệu và triệu chứng của việc cấy ghép thất bại là mất xương tiến triển nhanh, đau khi gõ, dịch tiết không kiểm soát, mất hơn nửa xương xung quanh mô cấy,… Tiêu chí tối thiểu của một ca cấy ghép thành công chính là tỷ lệ 85% thành công sau 5 năm và tỷ lệ 80% thành công sau 10 năm.

Cấy ghép implant là phương pháp tối ưu để thay thế răng đã mất (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Cấy ghép implant là phương pháp tối ưu để thay thế răng đã mất (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

7. Kết luận

Trên đây, Radon Việt Nam đã hướng dẫn chi tiết cho bạn các bước chuẩn bị và thực hiện cấy ghép implant nha khoa. Mong rằng qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn ý nghĩa cũng như các biến chứng của việc cấy ghép.

Để tối ưu thời gian và chi phí phát triển phòng khám, chủ đầu tư hoàn toàn có thể lựa chọn Radon Việt Nam – Giải pháp nha khoa trọn gói. Chúng tôi đã có 10 năm kinh nghiệm cung cấp đầy đủ các dịch vụ nha khoa từ thiết kế tới truyền thông marketing. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận ưu đãi hấp dẫn!

Radon Việt Nam – Giải pháp nha khoa trọn gói – Nâng tầm nha khoa toàn năng!

Mọi thông tin chi tiết liên hệ tại đây!

Hotline: 088 654 5858 

Email: mktradon@gmail.com

Website: https://radonvietnam.vn/

Fanpage: Radon Việt Nam

Địa chỉ: Tòa nhà An Bình 1, khu đô thị Định Công mới, Hoàng Mai, Hà Nội