Máy chụp phim CT Cone Beam có an toàn không? Công dụng và ưu điểm

Máy chụp phim CT Cone Beam có an toàn không? Công dụng và ưu điểm

Máy chụp phim CT Cone Beam là một thiết bị y tế tiên tiến được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nha khoa. Đây là công nghệ mới giúp tạo ra những hình ảnh 3D chất lượng cao của xương hàm và răng. Với tính năng hiện đại, thiết bị phim CT Cone Beam mang lại nhiều lợi ích cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý răng miệng. Nhưng máy CT Cone Beam có an toàn không? Và nó có những công dụng và ưu điểm gì? Hãy cùng Radon Việt Nam tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Máy chụp phim CT Cone Beam là gì?

Máy chụp phim CT Cone Beam là thiết bị đáng tin cậy và hiệu quả được sử dụng rộng rãi trong các phòng khám nha khoa. Máy phim CT Cone Beam sử dụng công nghệ chùm tia nón để tạo ra hình ảnh 3D của cấu trúc răng, xương, mô mềm và dây thần kinh trong khoang miệng. Trong quá trình chụp, máy sẽ xoay 360 độ quanh đầu bệnh nhân để có thể chụp tất cả các góc của răng. Những hình ảnh chất lượng cao sẽ giúp nha sĩ chẩn đoán chính xác và lập kế hoạch điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Ngoài ra, theo các chuyên gia, thiết bị được đánh giá là an toàn hơn so với các phương pháp chụp X-Quang truyền thống. 

Máy CT Cone Beam sử dụng công nghệ chùm tia nón để tạo ra hình ảnh 3D của cấu trúc răng, xương, mô mềm,.. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Máy CTCB sử dụng công nghệ chùm tia nón để tạo ra hình ảnh 3D của cấu trúc răng, xương, mô mềm,.. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

2. Ưu điểm của máy chụp phim CT Cone Beam

Máy CT Cone Beam được xem là công nghệ tiên tiến và hiện đại trong nha khoa. Thiết bị mang lại nhiều ưu điểm nổi bật so với máy chụp X-Quang truyền thống:

2.1 Tạo ra hình ảnh 3D rõ nét, chân thực

Máy sử dụng công nghệ chùm tia hình nón để tạo ra hình ảnh 3D toàn bộ hàm răng. Công nghệ này giúp nha sĩ có thể nhìn thấy cấu trúc xương hàm, răng, mô mềm một cách toàn diện và rõ nét. Điều đó giúp nha sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh lý răng miệng chính xác hơn.

2.2 Lượng tia bức xạ sử dụng thấp, an toàn cho sức khỏe

Máy chụp phim CT Cone Beam dùng lượng tia bức xạ rất thấp, chỉ bằng 1/100 đến 1/1000 so với chụp CT toàn thân. Bởi vì máy chỉ tập trung vào vị trí cần chụp và giảm thiểu lượng tia X tiếp xúc với cơ thể. Vì vậy, thiết bị được đánh giá là an toàn cho sức khỏe con người.

2.3 Thời gian chụp ngắn, thao tác đơn giản

Quá trình chụp phim CT Cone Beam chỉ cần một lần quét duy nhất và mất khoảng 15-30 giây. Thao tác chụp phim đơn giản, không gây đau đớn hay khó chịu cho bệnh nhân. Điều này sẽ giúp bệnh nhân giảm thiểu thời gian chờ đợi và tối ưu trải nghiệm tại phòng khám.

Thao tác chụp phim đơn giản, không gây đau đớn hay khó chịu cho bệnh nhân (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Thao tác chụp phim đơn giản, không gây đau đớn hay khó chịu cho bệnh nhân (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

2.4 Chi phí hợp lý

Giá thành chụp phim CT Cone Beam hiện nay tương đối hợp lý, phù hợp với khả năng chi trả của nhiều người.

3. Công dụng của máy chụp phim CT Cone Beam

3.1 Hỗ trợ chẩn đoán và điều trị các vấn đề răng miệng

Máy chụp phim CT Cone Beam hỗ trợ nha sĩ xác định chính xác vị trí, kích thước và tình trạng răng miệng. Qua đó, họ có thể chẩn đoán chính xác các vấn đề hay bệnh lý nha khoa. Ví dụ như sâu răng, viêm xương hàm, viêm tủy răng, răng mọc lệch… Với những hình ảnh 3D sau khi chụp, họ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. 

3.2 Hỗ trợ điều trị nội nha

Phim CT Cone Beam sẽ giúp nha sĩ xác định được chính xác vị trí răng mọc ngầm, vị trí răng cần được tác động để điều trị. Đồng thời, máy còn phát hiện và hỗ trợ điều trị các bệnh lý nội nha. Ví dụ: viêm tủy; nhiễm trùng; nang răng; u xương;…

Phim CT Cone Beam sẽ giúp nha sĩ xác định được chính xác vị trí răng mọc ngầm, vị trí răng cần được tác động để điều trị
Phim CTCB sẽ giúp nha sĩ xác định được chính xác vị trí răng mọc ngầm, vị trí răng cần được tác động để điều trị (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3.3 Hỗ trợ đặt implant

Máy chụp CT Cone Beam hỗ trợ nha sĩ xem được mật độ xương, bề rộng của xương. Nhằm đưa ra chẩn đoán có cần ghép xương và lựa chọn implant phù hợp. Từ đó, máy sẽ giúp implant tích hợp tốt với xương hàm, đảm bảo độ bền chắc và chức năng ăn nhai. Ngoài ra, thiết bị còn hỗ trợ đánh giá mối tương quan giữa xoang hàm trên và răng hàm trên. 

3.4 Hỗ trợ chỉnh nha

Thiết bị phim CT Cone Beam còn hỗ trợ nha sĩ xác định hình dạng, kích thước và vị trí của các răng, xương hàm, khớp cắn và các cấu trúc khác. Nhờ đó, nha sĩ có thể lên kế hoạch chỉnh nha phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Đặc biệt là những trường hợp khó như răng mọc lệch, răng mọc ngầm, răng mọc sai vị trí,…

Nha sĩ có thể lên kế hoạch chỉnh nha phù hợp nhờ máy chụp phim CT Cone Beam (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Nha sĩ có thể lên kế hoạch chỉnh nha phù hợp nhờ máy chụp CTCB (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3.5 Hỗ trợ tiểu phẫu răng khôn

Máy cho thấy được sự tương quan giữa dây thần kinh bên dưới và chân răng khôn. Qua đó, nha sĩ có thể dễ dàng xác định được vị trí nhổ răng mà không chạm vào răng hay các dây thần kinh bên cạnh.

3.6 Hỗ trợ phục hình răng

Máy chụp phim CT Cone Beam cũng hỗ trợ nha sĩ trong việc phục hình răng bằng cách cung cấp hình ảnh 3D chi tiết. Vì vậy,  nha sĩ có thể thiết kế và làm các loại phục hình răng. Ví dụ: veneer; răng sứ; răng giả;… một cách chính xác và thẩm mỹ nhất.

Máy chụp phim CT Cone Beam cũng hỗ trợ nha sĩ trong việc phục hình răng bằng cách cung cấp hình ảnh 3D (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Máy CTCB cũng hỗ trợ nha sĩ trong việc phục hình răng bằng cách cung cấp hình ảnh 3D (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

>> Xem thêm: 6+ Tiêu chuẩn phòng chụp X- Quang đạt chuẩn và cực kỳ hiện đại

4. Những câu hỏi thường gặp về máy chụp phim CT Cone Beam

4.1 Máy chụp phim CT Cone Beam có an toàn không?

Máy CT Cone Beam sử dụng chùm tia X nên có thể gây ra một số tác hại cho sức khoẻ nếu sử dụng không đúng cách. Tuy nhiên, máy CT Cone Beam dùng tia X thấp hơn nhiều so với loại máy chụp CT toàn thân thông thường. Việc này giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh liên quan đến bức xạ, chẳng hạn như ung thư. 

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA), liều bức xạ tối đa của một người trưởng thành có thể tiếp nhận là 100 mSv. Một lần chụp phim CT Cone Beam với liều tia X khoảng 0,02 mSv, tương đương với 0,2% liều bức xạ tối đa. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, bệnh nhân cần tuân thủ các hướng dẫn của nha sĩ.

4.2 Giá máy CT Cone Beam là bao nhiêu?

Chi phí đầu tư máy chụp phim CTCB sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Loại máy chụp 
  • Công nghệ chụp
  • Thương hiệu sản xuất
  • Địa chỉ mua

Thông thường, giá máy CT Cone Beam dao động từ khoảng 1 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng. Ngoài ra, bạn cũng có thể thuê máy chụp CT Cone Beam với giá khoảng 50-100 triệu đồng/tháng. 

Giá máy CT Cone Beam dao động từ khoảng 1 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Giá máy CT Cone Beam dao động từ khoảng 1 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

4.3 Đối tượng nào cần lưu ý khi chụp phim CT Cone Beam?

  • Phụ nữ mang thai nên tránh chụp CTCB, trừ khi có chỉ định của nha sĩ.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến bức xạ cao hơn người lớn. Vì vậy, nha sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chỉ định chụp phim CT Cone Beam cho trẻ em.
  • Bệnh nhân có tiền sử bệnh lý (bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường,…) có thể có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến bức xạ cao hơn. Do đó, nha sĩ cần trao đổi kỹ lưỡng với bệnh nhân trước khi chụp phim.

4.5 Máy chụp phim CT Cone Beam có gây đau đớn không?

Máy chỉ cần một lần quét duy nhất và thời gian chụp nhanh chóng. Bệnh nhân chỉ cần đứng yên khi máy quét qua vùng răng – hàm – mặt. Vì vậy, chụp CT Cone Beam không hề gây đau đớn, khó chịu hay gây xâm lấn cho bệnh nhân. 

4.6 Bệnh nhân nên chú ý điều gì khi sử dụng máy chụp phim CT Cone Beam?

Trước khi chụp CTCB, bệnh nhân cần thông báo cho nha sĩ nếu đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần tháo bỏ tất cả các vật dụng kim loại trên người. Ví dụ: trang sức; nhẫn; đồng hồ;…

Ngoài ra, sau khi chụp, bệnh nhân cũng nên lưu ý một số điều sau:

  • Uống nhiều nước để đào thải trừ bức xạ khỏi cơ thể.
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong vài ngày sau khi chụp để bảo vệ da khỏi tác hại của bức xạ.
  • Theo dõi sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.
Bệnh nhân cũng cần tháo bỏ tất cả các vật dụng kim loại trên người khi chụp (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Bệnh nhân cũng cần tháo bỏ tất cả các vật dụng kim loại trên người khi chụp (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

5. Kết luận

Máy chụp phim CT Cone Beam là công nghệ hiện đại được ứng dụng rộng rãi trong nha khoa. Chiếc máy này sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp chụp X-Quang truyền thống. Thiết bị giúp nha sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh lý răng miệng chính xác, an toàn và hiệu quả hơn.

Tại Radon Việt Nam, chúng tôi cung cấp giải pháp nha khoa tổng thể, bao gồm: thiết kế thi công; thiết bị nha khoa; sản xuất nội thất; thiết kế website – bộ nhận diện thương hiệu; giải pháp marketing; đào tạo nha khoa.

Radon Việt Nam – Giải pháp nha khoa trọn gói – Nâng tầm nha khoa toàn năng!

Mọi thông tin chi tiết liên hệ tại đây!

Hotline: 088 654 5858 

Email: mktradon@gmail.com

Website: https://radonvietnam.vn/

Fanpage: Radon Việt Nam

Địa chỉ:

CS1: Tòa nhà An Bình 1, khu đô thị Định Công mới, Hoàng Mai, Hà Nội

CS2: 84/1 đường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh