Mẹo chữa đau răng cho trẻ em 1-4 tuổi là thông tin được nhiều phụ huynh tìm kiếm nhiều nhất hiện nay. Một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em bị đau răng là do sâu răng. Tuy sâu răng ở các bé không quá nghiêm trọng nhưng bệnh sẽ khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, đau nhức và bỏ ăn. Trong trường hợp này, phụ huynh hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng đau răng cho bé ngay tại nhà. Hãy cùng Radon Việt Nam tìm hiểu về các dấu hiệu của đau răng, mẹo chữa và cách phòng ngừa hiệu quả cho các bé từ 1-4 tuổi nhé!
1. Mẹo chữa đau răng cho trẻ em – Các nguyên nhân khiến trẻ em bị đau răng
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau răng của trẻ em từ 1 đến 4 tuổi chủ yếu thường là sâu răng. Ngoài sâu răng ra thì vẫn có số ít các nguyên nhân khác khiến răng bé bị đau.
1.1. Sâu răng
1.1.1. Nguyên nhân dẫn đến sâu răng
Đối với các bé 1 tuổi, 2 tuổi, 3 tuổi hay 4 tuổi, nguyên nhân gây nên tình trạng sâu răng có rất nhiều. Sau đây sẽ là một số nguyên nhân cụ thể và phổ biến nhất khiến trẻ bị sâu răng.
- Cách chăm sóc và vệ sinh không đúng cách:
Ở độ tuổi này các bé chưa có nhận thức về vệ sinh răng miệng. Việc vệ sinh sẽ phụ thuộc vào phụ huynh. Vậy nên, nếu phụ huynh không hướng dẫn các bé từ sớm hay lựa chọn kem đánh răng không phù hợp thì các bé sẽ rất dễ mắc bệnh sâu răng.
- Chế độ ăn uống không phù hợp
Răng sữa sẽ gần như hoàn thiện trong giai đoạn bé được 2 tuổi và chính thời điểm này trẻ nhỏ thường xuất hiện xu hướng thích ăn đồ ngọt. Trong trường hợp các bé không được cân bằng chế độ ăn thì những mảnh vụn thức ăn từ đó sẽ tạo thành mảng bám hay cao răng. Sau đó, vi khuẩn dần dần hình thành và gây ra sâu răng
- Trẻ bị thiếu tháng
Các bé khi sinh thiếu tháng sẽ có sức đề kháng thấp hơn trẻ bình thường. Do đó, các bé có nguy cơ cao mắc phải tình trạng bệnh lý liên quan đến men răng. Khi men răng bẩm sinh đã kém khoáng thì trẻ cũng dễ bị mắc bệnh sâu răng.
- Do di truyền
Theo các chuyên gia, nếu phụ huynh đã từng mắc bệnh sâu răng thì trẻ sinh ra khả năng cao cũng sẽ bị mắc bệnh lý tương tự như ba mẹ. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến sâu răng mà phụ huynh cần lưu ý.
1.1.2. Mẹo chữa đau răng cho trẻ em – Tác hại của sâu răng đối với trẻ nhỏ
- Khiến bé cảm thấy khó chịu và đau nhức
Đối với các bé chưa cai sữa thì sâu răng khiến con lười ăn. Hơn nữa, nó còn trực tiếp ảnh hưởng tới việc cân bằng dinh dưỡng và quá trình phát triển cơ thể của con. Với các bé lớn hơn thì sâu răng sẽ làm cho trẻ em xuất hiện cảm giác khó chịu và đau nhức.
- Sự phát triển của cấu trúc răng
Sâu răng là nguyên nhân sẽ khiến cấu trúc răng hàm không thể phát triển như thông thường. Từ đó sẽ ảnh hưởng tới quá trình nghiền thức căn của các bé. Nếu tình trạng sâu răng trở năng, trẻ nhỏ có khả năng sẽ bị mất răng vĩnh viễn. Mất răng cũng là yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng tới cấu trúc răng sau này.
- Răng mọc không đúng vị trí
Răng sữa sẽ được thay thế bằng răng trưởng thành từ 6 tháng tuổi. Nếu răng sữa bị sâu rồi rụng sớm thì răng trưởng thành sẽ hoàn toàn mất định hướng, không thể mọc lên đều đặn. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng răng mọc lệch, hay ảnh hưởng tới cấu trúc xương mặt, sai lệch khớp cắn.
1.2. Nguyên nhân khác
1.2.1. Mọc răng
Việc mọc răng dẫn đến đau sưng là trường hợp phổ biến ở trẻ nhỏ từ khi bé đủ 6 tháng tuổi. Trẻ sẽ bị sưng lợi, nướu căng phồng kèm theo việc bị sốt cao trong khoảng 2-3 ngày. Sau khi răng mọc thì cơ thể sẽ dần dần trở lại bình thường. Đây là vấn đề bình thường mà bất kỳ trẻ em nào cũng gặp phải.
1.2.2. Viêm lợi
Viêm lợi là nguyên nhân khiến bé bị đau răng. Nguyênol nhân chính khiến trẻ bị viêm lợi là thói quen vệ sinh chăm sóc răng miệng sai cách và lúc bé mọc răng. Viêm lợi sẽ khiến bé bị chảy máu chân răng kết hợp đau nhức. Nếu không phát hiện và điều trị sớm thì viêm lợi có thể dẫn đến viêm nha chu hay xuất hiện túi mủ gây hôi miệng.
2. Mẹo chữa đau răng cho trẻ em – Dấu hiệu nhận biết khi bé bị đau răng
Đa phần các tình trạng đau răng trong giai đoạn mới chớm sẽ không có dấu hiệu nào rõ ràng. Radon Việt Nam sẽ ‘mách’ các phụ huynh một số biểu hiện của bé khi bị đau răng là:
- Hơi thở của bé có mùi hôi
- Bé lười ăn và khi ăn uống của thấy đau răng hoặc đau khớp hàm
- Nướu sưng gây ra nhức răng
- Răng xuất hiện các đốm nâu hoặc đen, trắng đục
- Răng nhạy cảm khi ăn đồ quá lạnh hay quá nóng
3. Mẹo chữa đau răng cho trẻ em 1-4 tuổi hiệu quả
3.1. Mẹo chữa đau răng cho trẻ em tại nhà
Trong trường hợp, các bé bị đau răng ở mức độ nhẹ thì phụ huynh có thể tham khảo các cách chữa đau răng ở trẻ em tại nhà. Đây là các cách chữa đau răng cho trẻ 1 tuổi, cách chữa cho trẻ 2 tuổi, cách chữa cho trẻ 3 tuổi và cách chữa cho trẻ 4 tuổi.
3.1.1. Súc miệng bằng nước muối
Nước muối sẽ giúp trẻ loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng và giảm bớt đau nhức. Phụ huynh nên cho bé súc miệng bằng nước muối loãng 2 lần mỗi ngày nhằm làm sạch thức ăn còn sót lại.
3.1.2. Sử dụng gừng
Phụ huynh có thể giã nát gừng và đặt trực tiếp gừng lên chiếc răng bị sâu. Vì trong gừng chứa các thành phần kháng viêm và diệt khuẩn. Nhưng cách này sẽ khiến các bé khó chịu vì tính chất nóng và cay của gừng. Ba mẹ nên điều chỉnh gừng sao cho phù hợp với con.
3.1.3. Sử dụng tỏi
Giống như gừng, tỏi cũng có khả năng kháng viêm và làm giảm đau nhức do sâu răng gây ra. Ba mẹ chỉ cần giã nát tỏi rồi đắp lên răng sâu của con.
3.1.4. Nước cốt chanh
Cốt chanh là hỗn hợp mang tính kháng viêm và kháng khuẩn. Vì vậy, phụ huynh có thể sử dụng nước cốt chấm lên răng sâu của trẻ mỗi ngày 2 lần. Cách này sẽ giúp con giảm đau và chữa sâu răng hiệu quả. Lưu ý, ba mẹ không nên quá lạm dụng bởi chanh có tính axit sẽ ảnh hưởng tới men răng.
3.1.5. Chườm đá lạnh
Việc chườm lạnh khi bị sâu răng chắc hẳn không còn xa lạ gì với các bậc phụ huynh. Nhiệt độ thấp sẽ giúp đau răng thuyên giảm nhưng đây chỉ là một biện pháp tạm thời, không thể chữa trị dứt điểm
3.1.6. Mẹo chữa đau răng cho trẻ 1 tuổi
Vì men răng của trẻ 1 tuổi sẽ khá mỏng nên răng của bé khá nhạy cảm. Do đó, các cách trên sẽ để lại biến chứng nếu phụ huynh không áp dụng đúng cách. Trường hợp này, ba mẹ nên đưa con tới các phòng khám nha khoa uy tín và nhận tư vấn từ các chuyên gia.
3.2. Mẹo chữa đau răng cho trẻ em tại nha khoa
3.2.1. Sử dụng thuốc chữa sâu răng
Đối với các bé từ 2-3 tuổi, cách dùng thuốc sẽ là phương pháp an toàn và nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, việc điều trị này cần được chỉ định bởi nha sĩ chuyên khoa.
3.2.2. Trám răng
Nếu sâu răng chưa quá nghiêm trọng thì nha sĩ có thể sử dụng vật liệu trám răng. Nhằm lấp đầy lỗ hổng cho răng.
3.2.3. Tái khoáng
Phương pháp này sẽ cung cấp các dưỡng chất để răng trở nên chắc khỏe hơn. Đây là cách vô cùng an toàn và đem lại hiệu quả tối đa cho trẻ nhỏ.
3.2.4. Điều trị tủy
Khi sâu răng đã phát triển mạnh mẽ thì nha sĩ sẽ phải rửa cách các ống tủy và loại bỏ ống tủy bị viêm với vi khuẩn. Sau cùng, họ sẽ trám ống tủy để vi khuẩn không còn điều kiện phát triển.
3.2.5. Nhổ răng sâu
Nếu tủy chết thì nha sĩ bắt buộc phải nhổ răng để loại bỏ răng sâu. Phụ huynh có thể cân nhắc về việc trồng răng giả cho bé để ngăn ngừa biến chứng của mất răng.
>> Xem thêm: Đèn tẩy trắng nha khoa công nghệ cao – Phù hợp với mọi phòng khám
4. Mẹo chữa đau răng cho trẻ em – Cách ngăn ngừa sâu răng cho các bé 1-4 tuổi
Sau đây là một số mẹo chữa đau răng cho trẻ em giúp trẻ từ 1 đến 4 tuổi phòng ngừa sâu răng:
- Cho trẻ uống nhiều nước, tránh khô miệng và luôn uống nước sau bữa ăn
- Luyện tập thói quen đánh răng đúng cách theo sự hướng dẫn của ba mẹ
- Dùng loại kem đánh răng chứa flour và canxi
- Hạn chế để bé ăn nhiều đồ ngọt, bánh kẹo
- Cho bé dùng nước súc miệng 2 lần mỗi ngày
- Bổ sung dưỡng chất tốt cho răng
- Đưa trẻ đi khám răng định kỳ để theo dõi, kiểm tra và kịp thời phát hiện ra vấn đề về răng miệng
5. Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết về mẹo chữa đau răng cho trẻ em 1-4 tuổi cực kỳ hiệu quả mà Radon Việt Nam đã chia sẻ. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn nguyên nhân gây nên vấn đề đau răng ở trẻ và cách chữa trị ngăn ngừa sâu răng cũng như đau răng cho các bé.
Tại Radon Việt Nam, chúng tôi cung cấp giải pháp nha khoa trọn gói cho mọi phòng khám nha khoa
Mọi thông tin chi tiết liên hệ tại đây!
Hotline: 088 654 5858
Email: mktradon@gmail.com
Website: https://radonvietnam.vn/
Fanpage: Radon Việt Nam
Địa chỉ: Tòa nhà An Bình 1, khu đô thị Định Công mới, Hoàng Mai, Hà Nội