Viêm chân răng là gì? Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Viêm chân răng là gì? Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Viêm chân răng là gì, những nguyên nhân nào gây nên viêm chân răng và cách điều trị là điều mà bất kỳ ai cũng quan tâm. Đây là một bệnh lý có ảnh hưởng trực tiếp đến răng miệng cũng như tăng nguy cơ mắc các bệnh khác cho cơ thể. Hãy cùng Radon Việt Nam tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân và cách khắc phục của bệnh lý này nhé!

1. Viêm chân răng là gì? 

Chắc hẳn sẽ rất ít người biết viêm chân răng có một tên gọi khác là viêm nha chu. Đây là một bệnh lý răng miệng về tổ chức xung quanh chân răng. Và, các tổ chức này khiến chân răng bị viêm nhiễm, sưng tấy. Nếu để lâu ngày bệnh sẽ phát triển âm thầm, vi khuẩn sẽ lây lan và phá hủy cấu trúc hộ răng nằm trong xương hàm. Viêm chân răng sẽ xuất hiện các biến chứng như gãy răng, mất răng,..trong trường hợp người bệnh không điều trị kịp thời.

Viêm chân răng là gì
Viêm chân răng là một bệnh lý răng miệng về tổ chức xung quanh chân răng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

2. Dấu hiệu nhận biết của viêm chân răng

2.1. Giai đoạn đầu

Khi bệnh vẫn chưa phát triển mạnh, viêm chân răng sẽ những triệu chứng như:

  • Bị đau nhức răng, lợi sưng tấy
  • Chảy máu chân mỗi khi đánh răng hoặc sử dụng lực tác động
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Xuất hiện cảm giác bứt rứt chỗ chân răng

2.2. Giai đoạn sau

Sau một thời gian không phát hiện bệnh, các triệu chứng của viêm chân răng sẽ dần trở nên nặng hơn. Điều này sẽ biểu hiện thông qua các dấu hiệu như:

  • Đau nhức rõ rệt do đã bị mủ chân răng và áp xe
  • Vùng lợi mềm, bị viêm nhiễm
  • Chảy máu chân răng
  • Răng lung lay, tụt nướu và lộ chân răng
Viêm chân răng là gì
Các dấu hiệu nhận biết khi bị viêm chân răng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3. Nguyên nhân gây nên bệnh viêm chân răng là gì?

3.1. Vệ sinh răng miệng kém

Việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ chính là nguyên nhân chính dẫn đến viêm chân răng. Vệ sinh đúng cách và đều đặn có thể giúp bạn loại bỏ thức ăn thừa, mảng bám và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Nếu thức ăn thừa còn sót sẽ tạo nên các mảng bám cứng trên viền nướu, chân răng và kẽ răng. Và, mảng bám ngay lập tức trở thành môi trường sống lý tưởng của vi khuẩn khiến cấu trúc nha chu bị tổn thương và viêm nhiễm.

3.2. Thiếu vitamin C

Đây là một loại vitamin rất quan trọng và cần thiết cho răng miệng nói riêng và cơ thể nói chung. Trên hết, vitamin C hỗ trợ ngăn ngừa và phòng tránh các bệnh lý về răng miệng cực kỳ hiệu quả.

3.3. Chế độ ăn uống không phù hợp

Việc thiếu dưỡng chất cũng là một trong những lý do khiến viêm chân răng phát triển. Cơ thể khi thiếu dưỡng chất sẽ mất đi sức đề kháng và sẽ không phòng được vi khuẩn gây viêm nhiễm. Do đó, bạn cần phải bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe bản thân.

Viêm chân răng là gì
Chế độ ăn uống không phù hợp sẽ gây nên viêm chân răng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

3.4. Răng mọc không đều

Răng mọc chen chúc hay mọc lệch đều khiến tăng khả năng hình thành của cao răng và mảng bám. Cao răng càng nhiều dẫn đến nguy cơ mắc bệnh nha chu của bạn sẽ càng cao.

3.5. Thói quen sinh hoạt

Nghiến răng là một thói quen khiến bệnh viêm chân răng tiến triển nặng hơn. Ngoài ra, hút thuốc lá cũng làm bệnh nha chu trở nên trầm trọng và gia tăng khả năng mắc bệnh nha chu. 

3.6. Rối loạn hormone

Khi nồng độ hormone hoặc tiết tố trong cơ thể không ổn định thì trẻ em tuổi dậy thì và phụ nữ mang thai thường mắc các bệnh về răng và nướu. 

Viêm chân răng là gì
Rối loạn hormone cũng có thể gây nên viêm chân răng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

4. Các biến chứng và tác hại của viêm chân răng gây nên

4.1. Viêm chân răng là gì – Tác hại đối với sức khỏe răng miệng

4.1.1. Mất răng

Mất răng là hậu quả tất yếu của bệnh viêm chân răng lâu không được điều trị. Sau một thời gian dài không xử lý, vi khuẩn sẽ tấn công và phá hủy các răng khác nhanh chóng. Lúc này, giữa chân răng và nướu sẽ xuất hiện các túi mủ làm nướu sưng dần dần sẽ tách khỏi chân răng. Sau đó, răng sẽ trở nên lung lay và có thể bị mất răng hàng loạt. 

4.1.2. Áp xe răng

Vi khuẩn sẽ nhanh chóng xâm nhập tấn công vào tủy răng từ vị trí sát chân răng. Điều đó sẽ gây nên bệnh viêm tủy răng. Đối với trường hợp nặng hơn, bệnh viêm tủy sẽ hình thành ổ áp xe gây khó chịu và đau nhức

4.1.3. Tiêu xương và tụt lợi

Vì phần lợi sẽ bị mềm đi cho nên có thể khiến lợi bị tụt và tiêu xương. Chân răng vì thế cũng sẽ bị lộ và ảnh hưởng trực tiếp liên quan đến khả năng nhai. Việc tụt lợi cũng sẽ gây mất thẩm mỹ.

Viêm chân răng là gì
Viêm chân răng gây biến chứng đối với sức khỏe răng miệng như mất răng, áp xe, tụt lợi và tiêu xương (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

4.2. Viêm chân răng là gì – Tác hại đối với sức khỏe cơ thể

4.2.1. Đối với tim mạch

Những vi khuẩn trong khoang miệng có thể tấn công gan và sẽ khiến gan xuất hiện chất gây hại cho hệ thống tim mạch. Thậm chí, chất này còn khiến bệnh tim trở nên tệ đi.

4.2.2. Đối với hô hấp

Vi khuẩn có thể gây nên viêm phổi và nhiễm trùng nặng. Và, người cao tuổi có nguy cơ cao và dễ dàng mắc phải các bệnh hô hấp do vi khuẩn trong miệng.

4.2.3. Tiểu đường

Viêm chân răng làm khả năng kiểm soát lượng đường sẽ bị giảm mạnh và dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

4.2.4. Đột quỵ

Viêm nha chu là tác nhân khiến các động mạch bị tắc nghẽn và gia tăng nguy cơ đột quỵ.

4.2.5. Nhiễm trùng máu

Việc chảy máu chân răng là nguyên nhân chính giúp vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào máu và gây ra nhiễm trùng.

4.2.6. Sinh non

Phụ nữ đang mang thai rất dễ bị bệnh lý răng miệng vì nội tiết tố thay đổi. Và, khi không điều trị viêm chân răng sẽ gây nên cơn đau co thắt tử cung và dẫn đến trường hợp sinh non trước ngày dự kiến.

Có tác hại đối với sức khỏe cơ thể (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Viêm chân răng có tác hại đối với sức khỏe cơ thể (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

5. Viêm chân răng là gì – Phương pháp điều trị viêm chân răng dứt điểm

5.1. Sử dụng các dịch vụ nha khoa

Trong trường hợp tình trạng viêm chân răng chưa trở nặng thì bạn có thể tham khảo các hướng điều trị tại các phòng khám như sau:

  • Lấy cao răng nhằm loại bỏ mảng bám và vi khuẩn trên bề mặt răng
  • Chà chân răng để làm nhẵn bề mặt răng, ngăn chặn vi khuẩn và vôi răng
  • Chăm sóc răng miệng đúng cách
  • Uống thuốc theo chỉ dẫn của nha sĩ để kiểm soát mức độ nhiễm khuẩn

Đối với các đối tượng mắc viêm chân răng thể nặng thì nha sĩ sẽ kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Như nạo túi nha chu bằng cách mở nướu, vệ sinh gốc răng,… Nếu viêm tủy răng khiến mô cứng răng bị phá hủy thì nha sĩ có thể chỉ định nhổ răng.

Điều trị tại nha khoa (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Điều trị viêm chân răng tại nha khoa (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

5.2. Viêm chân răng là gì và cách điều trị ngay tại nhà

Sau đây sẽ là một số cách giúp bạn điều trị và ngăn ngừa viêm chân răng hiệu quả:

  • Sử dụng nước muối: súc miệng 3 lần/ngày với nước muối ấm sẽ giúp bạn giảm sưng, sát khuẩn
  • Sử dụng gừng tươi: đun gừng trong 15-20 phút và súc miệng hàng ngày. Hoặc có thể uống nước gừng tươi để tiêu viêm, giảm đau. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng nước gừng.
  • Tỏi: bạn có thể trộn tỏi nghiền với muỗi và sử dụng hỗn hợp lên phần nướu sưng 3 lần mỗi ngày.
  • Chanh muối: bạn có thể dùng muối trộn cùng nước chanh nguyên chất và ‘đắp’ lên chân răng, sau đó súc miệng lại bằng nước.
Các cách điều trị ngay tại nhà (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Các cách điều trị viêm chân răng ngay tại nhà (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

6. Cách ngăn ngừa viêm chân răng hiệu quả 

  • Cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/ 1 lần
  • Vệ sinh răng miệng theo chỉ dẫn và phù hợp
  • Thường xuyên thăm khám nha khoa
  • Hạn chế sử dụng thước lá, đồ uống có cồn
  • Chế độ ăn đảm bảo và đầy đủ dinh dưỡng
  • Bổ sung các loại vitamin hỗ trợ tăng sức đề kháng và canxi
Cách ngăn ngừa hiệu quả (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Cách ngăn ngừa viêm chân răng hiệu quả (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

7. Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết về viêm chân răng mà Radon Việt Nam đã chia sẻ. Qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn viêm chân răng là gì, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả. 

Tại Radon Việt Nam, chúng tôi cung cấp giải pháp nha khoa trọn gói cho mọi phòng khám nha khoa.

Mọi thông tin chi tiết liên hệ tại đây!

Hotline: 088 654 5858 

Email: mktradon@gmail.com

Website: https://radonvietnam.vn/

Fanpage: Radon Việt Nam

Địa chỉ: Tòa nhà An Bình 1, khu đô thị Định Công mới, Hoàng Mai, Hà Nội